1. Ngành thủy sản
a. Điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển thủy sản:
* Điều kiện tự nhiên.
- Thuận lợi:
+ Đường bờ biển dài 3260km, vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn hơn 1triệu km2.
+ Biển Đông là vùng biển nhiệt đới, nhiệt độ tương đối ấm (trung bình 200C), thích hợp với sự phát triển của nhiều loài hải sản.
+ Dọc bờ biển có nhiều cửa sông, vũng vịnh thuận lợi cho việc xây dựng các cảng cá. Là điều kiện thuận lợi đánh bắt cá xa bờ và khai thác hợp lí tài nguyên biển.
+ Nguồn lợi hải sản khá phong phú: Tổng trữ lượng khoảng 3,9 - 4 triệu tấn.
+ Có nhiều ngư trường, trong đó có 4 ngư trường trọng điểm (Hải Phòng - Quảng Ninh; Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu; Minh Hải - Kiên Giang; Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ).
+ Ở một số hải đảo có các rạn đá, là nơi tập trung nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế.
+ Có nhiều thuận lợi cho ngành nuôi trồng thuỷ sản nước lợ: nhiều bãi triều, đầm phá, các cánh rừng ngập mặn Nước ta có nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ, các ô trũn ở vùng đồng bằng có thể thả cá, tôm nước ngọt. Cả nước đã sử dụng hơn 850 nghìn ha diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản, trong đó 45% thuộc các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu
- Khó khăn:
+ Thiên tai: bão và gió mùa Đông Bắc gây nhiều thiệt hại về người và tài sản của ngư dân, hạn chế số ngày ra khơi
+ Một số vùng ven biển môi trường bị suy thoái.
* Điều kiện kinh tế - xã hội.
- Thuận lợi:
+ Nhân dân có nhiều kinh nghiệm, truyền thống đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.
+ Phương tiện, tàu thuyền, ngư cụ được trang bị tốt hơn.
+ Dịch vụ, các cảng biển, nhà máy chế biến thuỷ sản được mở rộng.
+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
+ Chính sách khuyến ngư của nhà nước: nghề cá ngày càng được quan tâm; khai thác gắn với bảo vệ nguồn lợi và giữ vững chủ quyền vùng biển, hải đảo
- Khó khăn:
+ Các phương tiện đánh bắt còn chậm đổi mới → năng suất lao động thấp.
+ Hệ thống cầu cảng chưa đáp ứng được yêu cầu.
+ Công nghệ chế biến còn nhiều hạn chế.
b. Sự phát triển và phân bố
- Sản lượng thủy sản nước ta không ngừng tăng.
- Nuôi trồng chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu sản xuất và giá trị.
- Khai thác thủy sản:
+ Sản lượng khai thác liên tục tăng, chủ yếu khai thác hải sản biển.
+ Nghề cá phát triển mạnh ở Duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ với nhiều tỉnh dẫn đầu về sản lượng đánh bắt: Kiên Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận, Cà Mau 9 chiếm 38% sản lượng khai thác của cả nước)
- Nuôi trồng thủy sản:
+ Sản lượng và diện tích nuôi trồng liên tục tăng.
+ Nhiều loại thủy sản được đưa vào nuôi trồng, trong đó quan trọng nhất là tôm. ĐBCL là vùng nuôi tôm lớn nhất cả nước
+ Nghề nuôi cá nước ngọt cũng phát triển đặc biệt ở ĐBSCL và ĐBSH