I. Đa dạng thực vật
- Thực vật trên Trái Đất vô cùng đa dạng:
+ Môi trường sống: Trên cạn (cây xoài, cây vải...), dưới nước(cây sen, cây súng...), đới lạnh (cây lá kim,...), đới nóng (cây xương rồng,...)…
- Dựa vào đặc điểm hình thái, cấu tạo bên trong, đặc điểm sinh sản…người ta chia thực vật làm hai nhóm chính với các ngành đại điện:
Các nhóm thực vật
II. Thực vật không có mạch dẫn (Rêu)
Đại diện: rêu tường
Đây là nhóm thực vật bậc thấp, sống trên cạn đầu tiên, không có mạch dẫn.
Đặc điểm:
+ Mọc thành từng thảm, chưa có rễ chính thức, một số có rễ giả, chưa có mạch dẫn
+ Kích thước nhỏ bé
+ Sinh sản bằng bào tử
Môi trường sống: những nơi ẩm ướt (chân tường, trên thân cây to, dưới tán rừng, trên đá…)
III. Thực vật có mạch dẫn, không hạt (Dương xỉ)
Đại diện: cây dương xỉ, cỏ bợ, lông culi, bèo ong…
Đây là nhóm thực vật có mạch, không hạt
Đặc điểm:
+ Cấu tạo cơ thể gồm rễ, thân, lá
+ Có hệ mạch dẫn với chức năng vận chuyển nước và các chất trong cây
+ Sinh sản bằng bào tử
Môi trường sống: nơi đất ẩm (chân tường,bờ ruộng, dưới tán rừng…)
IV. Thực vật hạt trần
Đại diện: cây thông, powmu,hoàng đàn, vạn tuế…
Là nhóm thực vật bậc cao có mạch, có hạt
Đặc điểm:
+ Thân gỗ, có mạch dẫn trong thân
+ Chưa có hoa và quả
+ Cơ quan sinh sản là nón, hạt nằm lộ trên noãn xếp liền nhau thành nón, có hai loại nón: nón đực có kích thước nhỏ và nón cái có kịch thước lớn hơn.
+ Cơ quan sinh dưỡng gồm: rễ, thân, lá. Hầu hết các cây hạt trần có lá hình kim
Môi trường sống: trên cạn
V. Thực vật hạt kín
Đại diện: cây hoa, cây ăn quả….
Là nhóm thực vật bậc cao có mạch, có hạt
Đặc điểm:
+ Hệ mạch dẫn hoàn thiện.
+ Cơ quan sinh sản là hoa, hạt được bảo vệ trong quả.
+ Cơ quan sinh dưỡng: rễ, thân, lá phát triển và có nhiều hình dạng,kích thước khác nhau.
Môi trường sống: đa dạng cả trên cạn và dưới nước, ở các điều kiện khí hậu khác nhau.
VI. Vai trò của thực vật đối với tự nhiên
Là nơi sinh sống của một số loài động vật
Ví dụ: chim, sóc
Là thức ăn của một số loài động vật
Ví dụ: sâu, trâu bò, hươu…
Điều hòa khí hậu:
+ Thực vật góp phần giữ cân bằng hàm lượng khí oxygen và carbon dioxide trong không khí, điều hòa khí hậu
+ Hiện tượng thoát hơi nước ở lá cây góp phần làm giảm nhiệt độ môi trường, điều hòa không khí, giảm hiệu ứng nhà kính
Thực vât góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường: quá trình quang hợp và tổng hợp chất hữu cơ của cây xanh giúp giảm lượng khí co2 và tăng lượng khí o2 có trong không khí.
Thực vật góp phần chống xói mòn đất và bảo vệ nguồn nước: cây xanh có khả năng ngăn dòng nước chậm lại giúp hạn chế và giảm nhẹ mức độ nguy hiểm của thiên tai như: sạt lở đất, lũ quét…
Thực vật ngăn sóng, gió, chống xâm nhập mặn ở ven biển