Các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên

Sách chân trời sáng tạo

Đổi lựa chọn

I. Các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên

Khoa học tự nhiên được chia thành các lĩnh vực: vật lý học, sinh học, hóa học, sinh học, thiên văn học, khoa học Trái đất.

Vật lí học nghiên cứu về vật chất, quay luật vận động, lực, năng lượng  và sự biến đổi năng lượng.

Ví dụ: Nghiên cứu những hiện tượng tự nhiên như sấm, sét, nghiên cứu sản xuất các thiết bị điện...

Hóa học nghiên cứu về chất và sự biến đổi của chúng.

Ví dụ: Nghiên cứu thành phần hóa học của các vật, các phản ứng hóa học và ứng dụng trong công nghệ chế biến...

Sinh học hay sinh vật học nghiên cứu về các vật sống, mối quan hệ của chúng với nhau và với môi trường.

Ví dụ: Nghiên cứu về sự lớn lên của các sinh vật , cấu tạo cơ thể của chúng...

Khoa học Trái Đất nghiên cứu về Trái Đất và bầu khí quyển của nó.

Ví dụ: Nghiên cứu cấu trúc bên trong của Trái Đất

Thiên văn học nghiên cứu về quy luật vận động và biến đổi của các vật thể trên bầu trời.

Ví dụ: Nghiên cứu tìm hiểu các hành tinh trong hệ mặt trời

Chú ý :

Các ngành vật lí học, hóa học, khoa học Trái Đất, thiên văn học thuộc các ngành khoa học vật chất.

Ngành sinh học là ngành khoa học sự sống

II. Vật sống và vật không sống

Các vật quanh ta gồm các vật sống và vật không sống 

Vật sống là những vật có biểu hiện của sự sống như trao đổi chất và chuyển hóa năng, sinh trưởng và phát triển, vận động, cảm ứng và sinh sản

Ví dụ: con gà, cây cà chua, con giun...

Vật không sống là những vật không có những biểu hiện của sự sống

Ví dụ: robot, máy tính để bàn, viên đá...

  

Tất cả những vật sống và vật không sống đều không ngừng chuyển động và biến đổi : Trái Đất quay quanh mặt trời, cây cà chua lớn lên và ra quả, con người sinh ra và lớn lên, sự chuyển động của các phân tử nước…

Do một nguyên nhân nào đó như thiên tai,bệnh tật…vật sống sẽ bị chết và khi đó trở thành vật không sống.

Ví dụ: cây bị bật gốc sau cơn bão, không còn khả năng trao đổi chất, sinh trưởng, sinh sản…trở thành vật không sống.

So sánh vật sống và vật không sống:

Giống nhau: đều là đối tượng nghiên cứu của các ngành nghiên cứu khoa học tự nhiên, tồn tại dưới 1 dạng nhất định.

Khác nhau