Định luật Ôm cho đoạn mạch có các điện trở mắc song song

Bài viết đưa ra các biểu thức tính cường độ dòng điện, hiệu điện thế và điện trở tương đương của đoạn mạch mắc song song cùng hệ quả
Định luật Ôm cho đoạn mạch có các điện trở mắc song song - ảnh 1

1. CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN VÀ HIỆU ĐIỆN THẾ TRONG ĐOẠN MẠCH MẮC SONG SONG

- Cường độ dòng điện trong mạch chính bằng tổng cường độ dòng điện trong các mạch rẽ:

\(I = {I_1} + {I_2} +  \ldots  + {I_n}\)

- Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch song song bằng hiệu điện thế hai đầu mỗi đoạn mạch rẽ.

\(U = {U_1} = {U_2} =  \ldots  = {U_n}\)

2. ĐIỆN TRỞ TƯƠNG ĐƯƠNG CỦA ĐOẠN MẠCH SONG SONG

- Nghịch đảo điện trở tương đương của đoạn mạch song song bằng tổng các nghịch đảo điện trở các đoạn mạch rẽ:

\(\dfrac{1}{{{R_{t{\rm{d}}}}}} = \dfrac{1}{{{R_1}}} + \dfrac{1}{{{R_2}}}\)         

3. HỆ QUẢ

- Mạch điện gồm hai điện trở mắc song thì: \({R_{t{\rm{d}}}} = \dfrac{{{R_1}{R_2}}}{{{R_1} + {R_2}}}\)

- Cường độ dòng điện chạy qua mỗi điện trở (cùng U) tỷ lệ nghịch với điện trở đó: \(\dfrac{{{I_1}}}{{{I_2}}} = \dfrac{{{R_2}}}{{{R_1}}}\)

Câu hỏi trong bài