Sự nhiễm điện của sắt, thép - Nam châm điện

Bài viết trình bày về sự nhiễm từ của sắt, thép. Đưa ra định nghĩa, cấu tạo về nam châm điện, ưu điểm của nam châm điện so với nam châm vĩnh cửu

I - SỰ NHIỄM TỪ CỦA SẮT, THÉP

- Sắt, thép, niken, côban và các vật liệu từ khác đặt trong từ trường, đều bị nhiễm từ.

- Sau bị đã bị nhiễm từ, sắt non không giữ được từ tính lâu dài, còn thép thì giữ được từ tính lâu dài

Lõi sắt hoặc lõi thép làm tăng tác dụng từ của ống dây vì khi đặt trong từ trường thì lõi sắt, thép bị nhiễm từ và trở thành một nam châm nữa.

II - NAM CHÂM ĐIỆN

Sự nhiễm điện của sắt, thép - Nam châm điện - ảnh 1

- Cấu tạo: Cuộn dây dẫn, lõi sắt non

- Các cách làm tăng lực từ của nam châm điện:

+ Tăng cường độ dòng điện chạy qua các vòng dây

+ Tăng số vòng dây của cuộn dây

- Ưu điểm so với nam châm vĩnh cửu:

+ Có thể thay đổi được độ mạnh, yếu của nam châm bằng cách tăng - giảm số vòng dây của nam châm hay cường độ dòng điện chaỵ qua vòng dây

+ Có thể tạo ra từ trường mạnh hơn nam châm vĩnh cửu

+ Có thể làm mất hoàn toàn từ tính của nam châm điện bằng cách ngắt dòng điện qua các vòng dây

Câu hỏi trong bài