Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật

Bài viết cung cấp các đặc trưng cơ bản của quần thể: khái niệm tỉ lệ giới tính, sự khác nhau về tỉ lệ giới tính của các quần thể; khái niệm nhóm tuổi, tháp tuổi và các dạng tháp tuổi; khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa các kiểu phân bố cá thể trong quần thể.

I. TỈ LỆ GIỚI TÍNH

Tỉ lệ giới tính là tỉ số giữa số lượng cá thể đực và cá thể cái trong quần thể. Tỷ lệ giới tính đặc trưng cho loài nhưng có thể thay đổi tùy thuộc vào từng thời gian và điều kiện sống.

Tỉ lệ giới tính của quần thể là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể trong điều kiện môi trường thay đổi. 

Sự khác nhau về tỉ lệ giới tính của các quần thể sinh vật cùng các nhân tố ảnh hưởng

Tỉ lệ giới tính

Các nhân tố ảnh hưởng tới tỉ lệ giới tính

Trước mùa sinh sản, nhiều loài thằn lằn, rắn có số lượng con cái nhiều hơn con đực, sau mùa đẻ trứng số lượng đực và cái xấp xỉ bằng nhau.

Do tỉ lệ tử vong không đồng đều, con cái trong mùa sinh sản chết nhiều hơn con đực.

Với loài kiến nâu (Formica rufa), nếu đẻ trứng ở nhiệt độ thấp hơn 20oC thì trứng nở ra đều là con cái, trên 20oC thì trứng nở ra hầu hết là con đực.

Tỉ lệ giới tính thay đổi theo điều kiện môi trường sống (cụ thể ở đây là nhiệt độ môi trường).

Gà, hươu, nai có số lượng cá thể cái nhiều hơn các thể đực gấp 2 hoặc 3, đôi khi tới 10 lần.

Do đặc điểm sinh sản và đặc tính đa thê ở động vật.

Muỗi đực sống tập trung ở một nơi riêng với số lượng nhiều hơn muỗi cái.

Do sự khác nhau về đặc điểm sinh lí và tập tính - muỗi đực không hút máu như muỗi cái..

Sự hiểu biết về tỉ lệ giới tính có ý nghĩa quan trọng trong chăn nuôi gia súc, bảo vệ môi trường. Người ta có thể tính toán một tỉ lệ các con đực và cái phù hợp để đem lại hiệu quả kinh tế. Ví dụ, các đàn gà, hươu, nai... người ta có thể khai thác bớt một số lượng lớn các cá thể đực mà vẫn duy trì được sự phát triển của đàn.

II. NHÓM TUỔI

Các cá thể trong quần thể được phân chia thành các nhóm tuổi: nhóm tuổi trước sinh sản, nhóm tuổi sinh sản, nhóm tuổi sau sinh sản.

Ngoài ra, người ta còn phân chia cấu trúc tuổi thành tuổi thọ sinh lí, tuổi thọ sinh thái và tuổi quần thể. Tuổi thọ sinh lí là khoảng thời gian tồn tại của cá thể từ lúc sinh cho đến lúc chết vì già. Tuổi thọ sinh thái là khoảng thời gian sống của cá thể cho đến khi chết vì những nguyên nhân sinh thái. Tuổi quần thể là tuổi thọ trung bình của các cá thể trong quần thể.

Nhân tố ảnh hưởng đến các nhóm tuổi

Quần thể có cấu trúc tuổi đặc trưng, nhưng cấu trúc đó cũng luôn thay đổi phụ thuộc vào điều kiện sống của môi trường và một số yếu tố khác như mùa sinh sản tập tính di cư, ...

Tháp tuổi của quần thể

- Khi xếp liên tiếp các nhóm tuổi từ non đến già, ta có tháp tuổi hay tháp dân số. Mỗi nhóm tuổi được xem như một đơn vị cấu trúc tuổi của quần thể. Khi môi trường biến động, tỉ lệ các nhóm tuổi biến đổi theo, phù hợp với điều kiện mới. Nhờ thế, quần thể duy trì được trạng thái ổn định của mình.

- Một số loài không có nhóm tuổi sau sinh sản (cá chình, cá hồi Viễn Đông, cá cháo lớn ở cửa sông Cửu Long) vì sau khi đẻ, cá bố mẹ đều chết.

Tháp tuổi chỉ ra 3 trạng thái phát triển số lượng của quần thể: quần thể đang phát triển (quần thể trẻ), quần thể ổn định và quần thể suy thoái (quần thể già).

             + Quần thể trẻ (đang phát triển) có tỉ lệ nhóm tuổi trước sinh sản cao (tháp tuổi A).

             + Quần thể ổn định có tỉ lệ nhóm trước và đang sinh sản xấp xỉ như nhau (tháp tuổi B).

             + Quần thể suy thoái có tỉ lệ nhóm trước sinh sản nhỏ hơn nhóm đang sinh sản (tháp tuổi C).

Hình 1 : Các dạng tháp tuổi đặc trưng trong quần thể

Sự biến đổi dân số nhân loại

Dân số của nhân loại phát triển theo 3 giai đoạn: ở giai đoạn nguyên thuỷ, dân số tăng chậm; ở giai đoạn của nền văn minh nông nghiệp, dân số bắt đầu tăng, nhưng vào thời đại công nghiệp, nhất là hậu công nghiệp, dân số bước vào giai đoạn bùng nổ.

- Ở các nước đang phát triển (Việt Nam, Indonexia, Ấn Độ…) tháp dân số là 1 tam giác cân, đáy rộng. Tháp dân số của một số nước phát triển đáy bị thu hẹp hơn (nhóm trước sinh sản giảm).

III. SỰ PHÂN BỐ CỦA CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ

Sự phân bố cá thể của quần thể tạo thuận lợi cho các cá thể sử dụng tối ưu nguồn sống trong khu vực phân bố. Có ba kiểu phân bố cá thể:

kiểu phân bố cá thể trong quần thể
Hình 2. Các kiểu phân bố của cá thể trong quần thể
Câu hỏi trong bài
Câu 1:

Trong các kiểu phân bố cá thể của quần thể sinh vật, phân bố đồng đều thường gặp khi

Câu 3:

Trong các kiểu phân bố cá thể của quần thể sinh vật, phân bố đồng đều thường gặp khi