I. SỰ ĐA DẠNG CỦA CÁC HỆ SINH THÁI
Các hệ sinh thái trên cạn và hệ sinh thái dưới nước khác biệt nhau rất nhiều về đặc tính vật lí, hóa học và sinh học.
- Hệ sinh thái trên cạn:
+ Các hệ sinh thái rừng (rừng mưa nhiệt đới, rừng lá rộng rụng theo mùa vùng ôn đới, rừng lá kim …)
+ Hệ sinh thái thảo nguyên
+ Các hệ sinh thái hoang mạc
+ Các hệ sinh thái nông nghiệp vùng đồng bằng
+ Hệ sinh thái núi đá vôi
- Hệ sinh thái dưới nước:
+ Hệ sinh thái nước mặn: hệ sinh thái vùng biển khơi, các hệ sinh thái vùng ven bờ (rừng ngập mặn, rạn san hô, đầm phá ven bờ…)
+ Hệ sinh thái nước ngọt: các hệ sinh thái sông, suối (hệ sinh thái nước chảy), hệ sinh thái hồ, ao (hệ sinh thái nước đứng)
II. BẢO VỆ HỆ SINH THÁI RỪNG
- Rừng, đặc biệt là rừng mưa nhiệt đới là môi trường của nhiều loài sinh vật. Bảo vệ rừng là góp phần bảo vệ các loài sinh vật, điều hòa khí hậu, giữ cân bằng sinh thái của Trái Đất.
- Rừng ở Việt Nam chiếm 1 diện tích khá lớn và gồm nhiều loại rừng như: rừng rậm nhiệt đới, rừng trên núi đá vôi, rừng tre nứa…
- Vai trò của rừng trong việc bảo vệ và chống xói mòn đất, bảo vệ nguồn nước:
+ Cây rừng cản nước mưa làm cho nước ngấm vào đất và lớp thảm mục nhiều hơn, đất không bị khô: bảo vệ được nguồn nước ngầm.
+ Khi nước chảy trên mặt đất, được các gốc cây cản nên chảy chậm lại: chống xói mòn đất.
- Các biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng và hiệu quả:
III. BẢO VỆ HỆ SINH THÁI BIỂN
- Biển là hệ sinh thái khổng lồ chiếm ¾ diện tích bề mặt Trái Đất.
- Hiện nay, mức độ khai thác nguồn tài nguyên này quá nhanh nên nhiều loài sinh vật biển có nguy cơ bị tuyệt chủng.
- 1 số loài sinh vật biển đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng và các bảo vệ.
IV. BẢO VỆ HỆ SINH THÁI NÔNG NGHIỆP
- Các hệ sinh thái nông nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm nuôi sống con người và nguyên liệu cho công nghiệp.
- Nước ta có nhiều vùng sinh thái nông nghiệp phân bố ở các điều kiện địa lý và khí hậu khác nhau từ Bắc vào Nam.
- Cần duy trì các hệ sinh thái nông nghiệp chủ yếu, đồng thời cải tạo các hệ sinh thái nông nghiệp để đạt năng suất và hiệu quả cao. Đảm bảo cho sự phát triển ổn định về kinh tế và môi trường của đất nước.