Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Nhúng thanh sắt vào dung dịch CuCl2
(2) Nhúng thanh sắt vào dung dịch CuSO4.
(3) Cho chiếc đinh làm bằng thép vào bình chứa khí oxi, đun nóng.
(4) Cho chiếc đinh làm bằng thép vào dung dịch H2SO4 loãng.
(5) Nhúng thanh đồng vào dung dịch Fe2(SO4)3.
(6) Nhúng thanh nhôm vào dung dịch H2SO4 loãng có hòa tan vài giọt CuSO4.
(7) Đốt hợp kim Al - Fe trong khí Cl2.
Số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa là
Trả lời bởi giáo viên
(1) xuất hiện ăn mòn điện hóa của 2 cặp điện cực Fe2+/Fe và Cu2+/Cu, tiếp xúc trực tiếp với nhau cùng nhúng trong dd điện li CuCl2
(2) xuất hiện ăn mòn điện hóa của 2 cặp điện cực Fe2+/Fe và Cu2+/Cu, tiếp xúc trực tiếp với nhau cùng nhúng trong dd điện li CuSO4
(3) không xuất hiện ăn mòn điện hóa vì thiếu điều kiện nhúng trong dd chất điện li
(4) xuất hiện ăn mòn điện hóa của 2 cặp điện cực Fe-C, tiếp xúc trực tiếp với nhau cùng nhúng trong dd điện li H2SO4
(5) không xuất hiện ăn mòn điện hóa vì không có cặp điện cực khác nhau về bản chất (Cu+ 2Fe3+ →2Fe2+ + Cu2+)
(6) xuất hiện ăn mòn điện hóa của 2 cặp điện cực Al3+/ Al và Cu2+/Cu, tiếp xúc trực tiếp với nhau và cùng nhúng trong dd điện li H2SO4
(7) không xuất hiện vì thiếu điều kiện cùng nhúng trong dd chất điện li
=> có 4 thí nghiệm xuất hiện ăn mòn điện hóa học
Hướng dẫn giải:
Điều kiện xảy ra ăn mòn điện hóa:
+ Xuất hiện các chặp điện cực khác nhau về bản chất: KL - KL; KL-PK; KL-HC
+ Các chất tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau thông qua dây dẫn
+ Cùng nhúng trong dung dịch chất điện li.