Trả lời bởi giáo viên
Thời gian ngày đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ phụ thuộc vào góc chiếu của tia sáng Mặt Trời tại vĩ độ đó. Khi góc chiếu tia sáng Mặt Trời càng lớn => thời gian được chiếu sáng nhiều hơn, ngày càng dài, đêm càng ngắn và ngược lại.
Ví dụ: Tại chí tuyến Bắc (23027’):
- Vào ngày 22/6 tia sáng mặt trời vuông góc tại chí tuyến Bắc, góc chiếu của tia sáng mặt trời lớn (góc nhập xạ lớn) nên có ngày dài hơn đêm.
- Ngược lại vào ngày 22/12, tia sáng mặt trời vuông góc tại chí tuyến Nam, chí tuyến Bắc lúc này có góc chiếu của tia sáng mặt trời nhớ hơn (góc nhập xạ nhỏ hơn) nên có ngày ngắn – đêm dài.
=> Thời gian ngày đêm dài ngắn khác nhau giữa các vĩ độ phụ thuộc vào độ lớn của góc chiếu tia sáng mặt trời (góc nhập xạ)
Giải thích thêm:
Bán cầu nào ngả về phía Mặt Trời, tia sáng Mặt Trời sẽ chiếu sáng nhiều hơn, ngược lại bán cầu nào nằm chếch về phía đối diện, tia sáng Mặt Trời không chiếu thẳng được và thời gian được chiếu sáng ít hơn.