Ở người, các gen mù màu đỏ-xanh lá cây (R= bình thường, r = mù màu) và bệnh hemophilia A (H = bình thường, h = bệnh hemophilia) liên kết và cách nhau 3 đơn vị bản đồ. Một người phụ nữ có mẹ bị mù màu và có cha bị bệnh hemophilia A đang mang thai một bé trai và muốn biết khả năng con mình sẽ có thị lực bình thường và đông máu. Xác suất đứa trẻ có thị lực bình thường và không bị máu khó đông là bao nhiêu
Trả lời bởi giáo viên
Cả 2 bệnh này ở người đều được quy định bởi gen nằm trên NST X không có alen tương ứng trên Y.
Người phụ nữ có
Mẹ bị mù màu, đông máu bình thường ↔$X_H^rX_ - ^r \leftrightarrow \left( {\frac{1}{2}X_H^rX_H^r:\frac{1}{2}X_H^rX_h^r} \right)$
Bố bị hemophilia A, không bị mù màu ↔$X_h^RY$
→ người phụ nữ có dạng là : $\left( {\frac{3}{4}X_h^RX_H^r:\frac{1}{4}X_h^RX_h^r} \right)$
Người phụ nữ đang mang thai 1 bé trai
→ bé trai nhận Y từ bố, chỉ cần xét X từ mẹ
Để người con không bị 2 bệnh trên ↔ người con phải nhận giao tử $X_H^R$ từ mẹ
→ người mẹ chỉ có thể là $X_h^RX_H^r$: ↔ tỉ lệ xảy ra trường hợp này là 3/4
Mà f = 3% → người mẹ cho giao tử $X_H^R = 1,5\% $:
→ vậy xác suất để người con trai đang mang thai kia sinh ra bình thường về 2 bệnh là :
1,5% x ¾ = 1,125% = 0,01125
Hướng dẫn giải:
- Xác định tần số hoán vị = khoảng cách 2 gen
- Xác định quy luật chi phối
- KG của mẹ và bố → Xác suất người con bình thường