Câu hỏi:
2 năm trước

Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:

    Hữu Nhân chở tôi về lại thành phố Cao Lãnh khi nước lé đé ở ngay quán cà phê trước cửa khách sạn. Nước lé đé là câu tôi đọc trong văn Nguyễn Ngọc Tư và rất phục cách dùng chữ của chị khi tả cái cảnh nước lăn tăn dâng cặp mạn nhà. Giờ về Đồng Tháp Mười thấy mọi người hay dùng, không biết họ học Nguyễn Ngọc Tư hay Tư dùng của nhân dân, nhưng cái hình tượng ấy, âm thanh ấy rất đặc trưng cho vùng đất mà nước nhiều hơn đất này. Người dân vui vẻ sống, hiền lành sống, năng động sống... chung với nhịp nhàng nước kiệt nước ròng, với những câu vọng cổ là đà trên nước mỗi khi chiều về bên chai rượu đế với ca trà đá, cuộc sống cứ thế trôi, bình dị và an lành, tự tin và khảng khái, nhưng họ góp phần làm nên một Đồng Tháp năng động hiện đại khi đêm ấy tôi cùng Hữu Nhân dạo một vòng thành phố và nhận ra một đô thị Cao Lãnh vừa trẻ trung vừa hiện đại rất có gu kiến trúc, vừa mềm vừa xanh cứ nao nao như một câu hò vươn trên sóng...

(Đồng Tháp Mười mùa nước nổi)

Trả lời bởi giáo viên

Đáp án đúng: a

Nội dung chính: Con người nơi Đồng Tháp Mười

Hướng dẫn giải:

Em xem lại văn bản và phần bố cục

Câu hỏi khác

Câu 5:

Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:

    Nói đến Đồng Tháp Mười là phải nói đến lũ. Lũ chính là nguồn sống của cả cư dân miệt sông nước này. Nó mang phù sa mùa màng về, mang tôm cá về, làm nên một nền văn hóa đồng bằng. Năm ngoái chúng tôi lại xuống Long An, giữa mùa lũ mà đồng nứt nẻ, dân ngơ ngác hoang mang đợi lũ. Bởi nếu không có lũ, nước kiệt đi thì toàn bộ vùng này thiếu nước ngọt nghiêm trọng, phèn nổi lên rất nhiều và đậm, nước chỉ còn đọng ở các lung, trấp, đìa, bàu... không dùng được, cây cỏ khô rụi, di  chuyển chủ yếu là đi bộ hoặc xe trâu, toàn bộ đời sống sẽ ngưng trệ. Lũ tồn tại song song với người miền Tây như con lộ nào cũng song song một con kinh bên cạnh, làm nên một đặc trưng đồng bằng Nam Bộ. Người ta đào kênh (kinh) để thông thương, để lấy nước, chỉ huy nước, lấy đất ấy đắp đường (lộ), cứ chằng chịt như thế, những con kinh huyết mạch nối những cù lao, những giồng... thành một đồng bằng rộng lớn và đầy bản sắc.

[…] Thế mà nó đơn giản đến không ngờ là gồm những cây tràm kết thành rừng và chim thì dày đặc thành vườn... Tất nhiên không dễ gì để thấy chim bởi phải chiều tối thì chúng mới về, hàng vạn, chục vạn con lớn bé to nhỏ rợp cả một khoảng trời. Mà chúng tôi thì chỉ có một ngày cưỡi xe, mà lại muốn đi nhiều, thấy nhiều, chiêm ngưỡng nhiều...

(Đồng Tháp Mười mùa nước nổi)

73 lượt xem
Xem đáp án
2 năm trước
Câu 6:

Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:

    “Mùa này cá linh và bông điên điển đều bắt đầu hiếm. Cá linh thì đã lớn, dân miền Tây gọi là cá đã có xương, ăn vừa nhạt vừa mất công. Bông điên điển chỉ còn lác đác, nhưng nể bạn, Hữu Nhân đã lòng vòng xe để kiếm cho tôi thưởng thức. Kết quả, buổi trưa ở quán "Bên Sông" tại huyện Tam Nông thì tôi được xơi món bông điên điển xào tôm, còn buổi chiều tại quán "Quỳnh Nga" huyện Cao Lãnh thì chứng kiến món cá linh kho ngót. Cái thú của người khám phá là ăn bằng cảm giác nên tôi sẽ không nói ra nhận xét  của mình về hai cái món mà mình đã quyết tâm về đây phải ăn bằng được. Bằng nỗi khát khao và trân trọng của mình, tôi đã miệt mài ăn hai món quốc hồn quốc túy đồng bằng ấy. Lúc này sự ăn nó không còn là vật chất thông thường, của sự ăn lấy no, mà nó là hương hoa, là miên cảm của con người trước thời trân của đất trời, dẫu nó là món thời trân vô cùng dân dã, nó gắn với miên man sông nước, với cái giản dị, tiện lợi của sản vật và vùng đất con người phương Nam”

 (Đồng Tháp Mười mùa nước nổi)

75 lượt xem
Xem đáp án
2 năm trước