Câu hỏi:
2 năm trước

Một chiếc đèn neon đặt dưới một điện áp xoay chiều $119V-50Hz$. Nó chỉ sáng lên khi điện áp tức thời giữa hai đầu bóng đèn có trị tuyệt đối lớn hơn $84V$. Thời gian bóng đèn sáng trong một chu kì là bao nhiêu?

Trả lời bởi giáo viên

Đáp án đúng: b
Lời giải - Đề kiểm tra 1 tiết chương 3: Dòng điện xoay chiều - Đề số 01 - ảnh 1

Ta có:

+ Hiệu điện thế cực đại:

${U_0} = 119\sqrt 2 (V)$

+ Tần số góc:

$\omega  = 2\pi f = 2\pi .50 = 100\pi (ra{\text{d}}/s)$

+ Vẽ trên vòng tròn lượng giác, ta được:

Biết đèn chỉ sáng lên khi u ≥ U1

Ta có:

+ $c{\text{os}}\Delta \varphi  = \frac{{{U_1}}}{{{U_0}}} = \frac{{84}}{{119\sqrt 2 }} \approx 0,5 \to \Delta \varphi  = \frac{\pi }{3}$

Thời gian đèn sáng trong 1 chu kì:

$\Delta t = \frac{{4\Delta \varphi }}{\omega } = \frac{{4\frac{\pi }{3}}}{{100\pi }} = \frac{1}{{75}}s \approx 0,01333(s)$

Hướng dẫn giải:

+ Nhận biết cách ghi các thông số trên đèn

+ Sử dụng vòng tròn lượng giác

+ Vận dụng biểu thức tính tần số góc:

$\omega  = 2\pi f$

+ Vận dụng biểu thức:

\(\Delta \varphi  = \omega \Delta t\)

Câu hỏi khác