Một bình nhôm khối lượng 0,8kg chứa 0,3kg nước ở nhiệt độ 250C. Người ta thả vào bình một miếng sắt khối lượng 0,4kg đã được nung nóng tới 800C. Xác định nhiệt độ của nước khi bắt đầu có sự cân bằng nhiệt.
Bỏ qua sự truyền nhiệt ra môi trường bên ngoài. Nhiệt dung riêng của nhôm là 896 J/(kg.K) ; của nước là 4,18.103 J/(kg.K), của sắt là 0,46.103 J/(kg.K).
Trả lời bởi giáo viên
Gọi t là nhiệt độ khi xảy ra sự cân bằng
Ta có:
{m1=0,8kg;c1=896J/(kg.K);t1=250Cm2=0,3kg;c2=4,18.103J/(kg.K);t2=250Cm3=0,4kg;c3=0,46.103J/(kg.K);t3=800C
Nhiệt lượng thu vào của bình nhôm và nước:
Qthu=m1.c1.Δt1+m2.c2.Δt2=0,8.896.(t−25)+0,3.4,18.103.(t−25)=1970,8(t−25)(J)
Nhiệt lượng toả ra của sắt là:
Qtoa=m3.c3.Δt3=0,4.0,46.103.(80−t)=184(80−t)(J)
Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt ta có:
Qtoa=Qthu⇔184(80−t)=1970,8(t−25)⇒t=29,70C
Hướng dẫn giải:
+ Nhiệt lượng mà một lượng chất rắn hay lỏng thu vào hay toả ra khi thay đổi nhiệt độ được tính bằng công thức: Q = mc.∆t
Trong đó: m là khối lượng (kg); c là nhiệt dung riêng của chất (J/kg.K); ∆t là độ biến thiên nhiệt độ (0C hoặc 0K)
+ Phương trình cân bằng nhiệt: Qtoả = Qthu