Khi sục từ từ đến dư CO2 vào dung dịch có chứa 0,1 mol KOH, x mol NaOH và y mol Ca(OH)2. Kết quả thí nghiệm thu được biểu diễn trên đồ thị sau:
Giá trị của x, y, z lần lượt là:
Trả lời bởi giáo viên
Vì số mol CaCO3 lớn nhất là 0,6 mol nên nCaCO3 =nCa(OH)2 = 0,6 mol → y = 0,6 mol
Tại thời điểm 1,6 mol CO2 thì kết tủa bắt đầu tan hoàn toàn nên dung dịch chỉ chứa HCO3-
→ CO2 + OH- → HCO3-
→nOH- = 1,6 = nKOH + nNaOH + 2nCa(OH)2 = 0,1 + x + 2y → x = 1,6 – 0,1 - 0,6.2 =0,3 mol
Tại thời điểm z mol CO2 thì tạo cả HCO3- và CO32-
nCaCO3 = 0,2 mol → nCO32- = 0,2 mol
Dung dịch chứa HCO3- ; K+ : 0,1 mol ; Na+ : 0,3 mol và Ca2+ : 0,4 mol
Bảo toàn điện tích có nHCO3- = 0,1 + 0,3 + 0,4.2 = 1,2 mol
Bảo toàn C có nCO2 = nHCO3- + nCO32- = 1,2 + 0,2 = 1,4 mol = z
Hướng dẫn giải:
Vì số mol CaCO3 lớn nhất là 0,6 mol nên nCaCO3 =nCa(OH)2 → y
Tại thời điểm 1,6 mol CO2 thì kết tủa bắt đầu tan hoàn toàn nên dung dịch chỉ chứa HCO3-
→ CO2 + OH- → HCO3-
→nOH- = nHCO3- = nKOH + nNaOH + 2nCa(OH)2 → x
Tại thời điểm z mol CO2 thì tạo cả HCO3- và CO32- → nCaCO3 → nCO32-
→ Dung dịch chứa HCO3- ; K+ : 0,1 mol ; Na+ : x mol và Ca(OH)2 : (y -0,2) mol
Bảo toàn điện tích có nHCO3-
Bảo toàn C có nCO2