Gọi T là phép thử "Gieo đồng thời hai con súc sắc đối xứng và đồng chất". Gọi E là biến cố "Có đúng 1 con súc sắc xuất hiện mặt 1 chấm". Tính P(E).
Trả lời bởi giáo viên
Gieo đồng thời hai con súc sắc đối xứng và đồng chất ta có
\(\Omega = \left\{ {\left( {x;y} \right)\left| {1 \le x \le 6;1 \le y \le 6} \right.} \right\}\). Do đó \(\left| \Omega \right| = 6.6 = 36\)
E là biến cố "Có đúng 1 con súc sắc xuất hiện mặt 1 chấm". Khi đó:
$E =$ $ \left\{ {\left( {1;2} \right),\left( {1;3} \right),\left( {1;4} \right),\left( {1;5} \right),\left( {1;6} \right),} \right.\left. {\left( {2;1} \right),\left( {3;1} \right),\left( {4;1} \right),\left( {5;1} \right),\left( {6;1} \right)} \right\}$
Nên \(\left| E \right| = 10\)
Vậy \(P(E) = \dfrac{{\left| E \right|}}{{\left| \Omega \right|}} = \dfrac{{10}}{{36}} = \dfrac{5}{{18}}\)
Hướng dẫn giải:
- Tính số phần tử của không gian mẫu \(\left| \Omega \right|\)
- Tính số kết quả có lợi cho biến cố \(\left| E \right|\)
- Sử dụng công thức tính xác suất \(P(E) = \dfrac{{\left| E \right|}}{{\left| \Omega \right|}}\)