Câu hỏi:
2 năm trước

Đọc kĩ bài văn Con tê tê (SGK Tiếng Việt 4, tập 2, trang 139) và cho biết tác giả chú ý đến đặc điểm nào khi miêu tả hình dáng bên ngoài của con tê tê?

CON TÊ TÊ

1. Con tê tê còn có tên gọi là con xuyên sơn. Vì người ta bảo con tê tê có thể đào thủng núi.

2. Bộ vảy của tê tê màu đen nhạt, rất giống vảy cả gáy nhưng cứng và dày hơn nhiểu. Bộ vảy như một bộ giáp sắt che kín từ đầu xuống đến sát các ngón chân và tận mút chỏm đuôi.

Tê tê săn mồi trông thật lạ mắt. Thức ăn của nó là sâu bọ, nhưng chủ yếu là các loài kiến. Miệng tê tê nhỏ, hai hàm chỉ có lợi, không có răng. Nhưng bù lại, nó có cái lưỡi để bắt mồi rất lợi hại. Nó thè cái lưỡi dài, nhỏ như chiếc đũa, xẻ làm ba nhánh, đục thủng tổ kiến rổi thò lưỡi vào sâu bên trong. Đợi kiến bâu kín lưỡi, tê tê rụt lưỡi vào mõm, tóp tép nhai cả lũ kiến xấu số. Cứ như thế, tê tê ăn tổ kiến nào thì ăn kĩ hết mới thôi.

Đặc biệt nhất là tê tê có bốn chân ngắn ngủn với bộ móng cực sắc và khỏe. Khi đào đất, nó dũi đầu xuống đào nhanh như một cái máy, chỉ cần chừng nửa phút đã ngập nửa thân mình nó. Khi ấy, dù có ba người lực lưỡng túm lấy đuôi nó kéo ngược cũng không ra. Trong chớp nhoáng, tê tê đã ẩn mình trong lòng đất.

Tuy vậy, tê tê cũng có nhược điểm rất bí hiểm. Bao nhiêu người túm đuôi kéo không ra, nhưng chỉ cắn một cái que lùa phía dưới đuôi khẽ chọc một nhát là tê tê lập tức cuộn tròn như quả bóng lăn ra ngoài miệng lỗ.

3. Tê tê là loài thú hiền lành, chuyên diệt sâu bọ. Vì vậy, chúng ta cần bảo vệ nó.

Theo Vi Hồng - Hồ Thủy Giang

Trả lời bởi giáo viên

Đáp án đúng:

A. Bộ vẩy

Đọc toàn bộ bài văn ta thấy các bộ phận ngoại hình của tê tê được miêu tả đó là: bộ vẩy – miệng, hàm, lưỡi – bốn chân. Tác giả rất chú ý quan sát bộ vẩy của con tê tê để có những so sánh rất phù hợp,nêu được những điểm khác biệt khi so sánh: Giống vẩy cá gáy nhưng cứng và dày hơn nhiều;Bộ vẩy như một bộ giáp sắt.

Chọn đáp án:A. Bộ vẩy

Hướng dẫn giải:

Con đọc kĩ bài văn xem chi tiết nào được chú ý khi miêu tả hơn cả.

Câu hỏi khác

Câu 2:

Ma-gien-lăng là người nước nào?

Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất​

   Ngày 20 tháng 8 năm 1519, từ cảng Xê-vi-la lớn giong buồm ra khơi. Đó là hạm đội do Ma-gien-lăng chỉ huy, với nhiệm vụ khám phá con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới.

   Vượt Đại Tây Dương, Ma-gien-lăng cho đoàn thuyền đi dọc theo bờ biển Nam Mĩ. Tới gần mỏm cực nam thì phát hiện một eo biển dẫn tới một đại dương mênh mông. Thấy sóng yên biển lặng, Ma-gien-lăng đặt tên cho đại dương mới tìm được là Thái Bình Dương.

   Thái Bình Dương bát ngát, đi mãi chẳng thấy bờ. Thức ăn cạn, nước ngọt hết sạch. Thủy thủ phải uống nước tiểu, ninh nhừ giày và thắt lưng da để ăn. Mỗi ngày có vài ba người chết phải ném xác xuống biển. May sao, gặp một hòn đảo nhỏ, được tiếp tế thức ăn và nước ngọt. Đoàn thám hiểm ổn định được tinh thần.

   Đoạn đường từ đó có nhiều đảo hơn. Không phải lo thiếu thức ăn, nước uống nhưng lại nảy sinh những khó khăn mới. Trong một trận giao tranh với dân đảo Ma-tan, Ma-gien-lăng đã bỏ mình, không kịp nhìn thấy kết quả công việc mình làm.

   Những thủy thủ còn lại tiếp tục vượt Ấn Độ Dương tìm đường trở về châu Âu. Ngày 8 tháng 9 năm 1522, đoàn thám hiểm chỉ còn một chiếc thuyền với mười tám thủy thủ trở về Tây Ban Nha.

   Chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới của Ma-gien-lăng kéo dài 1083 ngày, mất bốn chiếc thuyền lớn với gần hai trăm người bỏ mạng dọc đường. Nhưng đoàn thám hiểm đã hoàn thành xứ mạng, khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và nhiều vùng đất mới.

Theo TRẦN DIỆU TẤN và ĐỖ THÁI

Chú thích:

- Ma-tan: một đảo thuộc quần đảo Phi-líp-pin ngày nay.

- Sứ mạng: nhiệm vụ cao cả.

 

78 lượt xem
Xem đáp án
2 năm trước