Câu hỏi:
2 năm trước

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác, vừa là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng. Nghệ sĩ giới thiệu với chúng ta một cảm giác, trình tự, một tư tưởng bằng cách làm sống hiển hiện ngay lên trong tâm hồn chúng ta cảm giác, trình tự, tư tưởng ấy. Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta tự phải bước lên đường ấy. Bắt rễ ở cuộc đời hàng ngày của con người, văn nghệ lại tạo được sự sống cho tâm hồn người.

 

Câu văn “Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta tự phải bước lên đường ấy” sử dụng biện pháp tu từ gì?

Trả lời bởi giáo viên

Đáp án đúng: b

câu văn trên sử dụng biện pháp nhân hóa :


Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta tự phải bước lên đường ấy.

Hướng dẫn giải:

Xem lại khái niệm các biện pháp tu từ

- So sánh là đối chiếu 2 hay nhiều sự vật, sự việc mà giữa chúng có những nét tương
đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn.
- Nhân hóa là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ chỉ hoạt động, tính cách, suy nghĩ, tên gọi ... vốn chỉ dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự vật, con vật, cây cối khiến cho chúng trở nên sinh động, gần gũi, có hồn hơn. 
- Hoán dụ là biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Điệp từ là biện pháp tu từ nhắc đi nhắc lại nhiều lần một từ, cụm từ có dụng ý làm tăng cường hiệu quả diễn đạt: nhấm mạnh, tạo ấn tượng, gợi liên tưởng, cảm xúc… và tạo nhịp điệu cho câu/ đoạn văn bản.

Câu hỏi khác