Cho hỗn hợp gồm Na, K, Ba và Al vào lượng nước dư, thấy thoát ra V lít khí H2 (đktc); đồng thời thu được dung dịch X và rắn không tan Y. Sục khí CO2 dư vào X, thu được 12,48 gam kết tủa. Giá trị của V là
Trả lời bởi giáo viên
Chất rắn không tan Y là Al dư
Đặt công thức chung của 3 kim loại Na, K, Ba là M, hóa trị chung là x, có số mol là a (mol)
PTHH: 2M + xH2O → 2M(OH)x + xH2↑ (1)
a → a → 0,5ax (mol)
2Al + 2M(OH)x + xH2O → 2M(AlO2)x + 3H2↑ (2)
a → a → 1,5ax (mol)
Vì Al dư sau phản ứng nên phản ứng (2) M(OH)x phản ứng hết.
Vậy dd X thu được là M(AlO2)x: a(mol). Cho CO2 vào dd X thu được nAl(OH)3 = 12,48:78 = 0,16 (mol)
xCO2 + 2xH2O + M(AlO2)x → xAl(OH)3↓ + M(HCO3)x
a → ax (mol)
Ta có: nAl(OH)3 = ax = 0,16 (mol)
Mà: ∑ nH2 = 0,5ax + 1,5ax = 2ax => nH2 = 2.0,16 = 0,32 (mol)
→ VH2(đktc) = 0,32.22,4 = 7,168 lít.
Hướng dẫn giải:
Cho hh kim loại kiềm, kiềm thổ , Al tan trong nước thì chất rắn không tan là Al dư.
Đặt công thức chung của 3 kim loại Na, K, Ba là M, hóa trị chung là x, có số mol là a (mol)
PTHH: 2M + xH2O → 2M(OH)x + xH2↑ (1)
2Al + 2M(OH)x + xH2O → 2M(AlO2)x + 3H2↑ (2)
Vì Al dư sau phản ứng nên phản ứng (2) M(OH)x phản ứng hết.
Vậy dd X thu được là M(AlO2)x: a(mol). Cho CO2 vào dd X thu được nAl(OH)3 = 12,48:78 = 0,16 (mol)
xCO2 + 2xH2O + M(AlO2)x → xAl(OH)3↓ + M(HCO3)x (3)
Tính toán theo PTHH (1), (2), (3)