Câu hỏi:
2 năm trước

Cho 7,65 gam hỗn hợp Al và Mg tan hoàn toàn trong 500 ml dung dịch HCl 1,04M và H2SO4 0,28M, thu được dung dịch X và khí H2. Cho 850 ml dung dịch NaOH 1M vào X, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 16,5 gam kết tủa gồm 2 chất. Mặt khác cho từ từ dung dịch hỗn hợp KOH 0,8M và Ba(OH)2 0,1M vào X đến khi thu được lượng kết tủa lớn nhất, lọc kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

Trả lời bởi giáo viên

Đáp án đúng: b

Đặt số mol Al là x mol; số mol Mg là y mol

Ta có: nHCl = 0,52 mol; nH2SO4 = 0,14 mol

Dung dịch X chứa {Al3+ (x mol); Mg2+ (y mol); H+ dư (0,8-3x-2y mol); Cl-, SO42-}

*Khi cho 0,85 mol NaOH vào dung dịch X: Đặt nAl(OH)3 (4)= z mol

Ta thấy: 

+) nH+ dư + 3nAl3+ + 2nMg2+ = (0,8-3x-2y) + 3x + 2y = 0,8 mol

+) nOH- = 0,85 mol

=> nOH- > nH+ dư + 3nAl3+ + 2nMg2+ => OH- dư, đã có sự hòa tan Al(OH)3

OH-            +            H+              → H2O (1)

(0,8-3x-2y)   (0,8-3x-2y) mol

3OH- + Al3+ → Al(OH)3 ↓ (2)

3x ←    x          x mol      

2OH-+ Mg2+ → Mg(OH)2 (3)

2y ←    y             y mol

Al(OH)3 + OH- → Al(OH)3 (4)

z    →      z mol

Kết tủa thu được sau phản ứng có y mol Mg(OH)2 và (x-z) mol Al(OH)3

Ta có hệ:

(1) m hh = 27x + 24y = 7,65

(2) m kết tủa = 58y + 78(x - z) = 16,5

(3) nOH-= 0,8 - 3x - 2y + 3x + 2y + z = 0,85 mol

Giải hệ trên ta có: x = 0,15; y =0,15 và z = 0,05 mol

Vậy dung dịch X có chứa 0,05 mol H+, 0,15 mol Al3+, 0,15 mol Mg2+, 0,14 mol SO42-, 0,52 mol Cl-

Đặt thể tích dung dịch chứa KOH, Ba(OH)2 là a lít

*Khi cho dung dịch chứa 0,8a mol KOH, 0,1a mol Ba(OH)2 vào dung dịch X để thu được lượng kết tủa lớn nhất:

- Trường hợp 1: Kết tủa là Al(OH)3 cực đại, Mg(OH)2, BaSO4

OH- + H+ → H2O (5)

3OH-+ Al3+ → Al(OH)3 ↓ (6)

2OH-+ Mg2+ → Mg(OH)2 ↓ (7)

→ nOH-= 0,05 + 3.0,15 + 2.0,15 = 0,8 mol

→ 0,8a + 2.0,1a = 0,8 mol → a = 0,8 lít → nBa(OH)2 = 0,1a = 0,08  mol

Ba2+  + SO42- → BaSO4

0,08    0,14        0,08 mol

→ mkết tủa = mBaSO4 + mAl(OH)3 + mMg(OH)2 = 0,08.233 + 0,15.78 + 0,15.58 = 39,04 gam

Khi nung kết tủa đến khối lượng không đổi thu được: BaSO4, Al2O3 và MgO

→ mchất rắn = mAl2O3 + mMgO + mBaSO4

= 0,075.102 + 0,15.40 + 0,08.233 = 32,29 gam

Trường hợp 2: Kết tủa là BaSO4 cực đại, Mg(OH)2

→ nBa2+ max = nSO4(2-) = 0,14 mol → 0,1a = 0,14 → a =1,4

→ nOH- = 0,8a + 2.0,1a = a =1,4 mol

Khi đó Al(OH)3 tan hết.

Kết tủa thu được có 0,14 mol BaSO4 và 0,15 mol Mg(OH)2

→ mkết tủa = 0,14.233 + 0,15.58 = 41,32 gam > 39,04 gam

Do đó ta chọn trường hợp 2 sẽ cho khối lượng kết tủa cực đại

Khi đó: mchất rắn = mBaSO4 + mMgO = 0,14.233 + 0,15.40 = 38,62 gam

Vậy giá trị của m gần nhất với giá trị 38,6

Hướng dẫn giải:

- Đặt n Al là x mol; n Mg là y mol

- Biện luận OH- có tham gia phản ứng hòa tan Al(OH)3 

- Gọi n OH- có tham gia phản ứng hòa tan Al(OH)3 là z

* Áp dung BTDT, BTKL lập hệ tìm ra x,y,z

Đặt V dung dịch chứa KOH, Ba(OH)2 là a lít

*Khi cho dung dịch chứa 0,8a mol KOH, 0,1a mol Ba(OH)2 vào dung dịch X để thu được lượng kết tủa lớn nhất:

Trường hợp 1: Kết tủa là Al(OH)3 cực đại, Mg(OH)2, BaSO4

Trường hợp 2: Kết tủa là BaSO4 cực đại, Mg(OH)2

Ta tính lượng kết tủa thu được trong 2 trường hợp để tìm ra trường hợp kết tủa cực đại.

Từ đó tính được khối lượng chất rắn thu được sau khi nung đến khối lượng không đổi.

Câu hỏi khác