Câu hỏi:
2 năm trước

Cách nói “dòng sông mặc áo” có gì hay?

Dòng sông mặc áo​

Dòng sông mới điệu làm sao

Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha

Trưa về trời rộng bao la

Áo xanh sông mặc như là mới may

Chiều trôi thơ thẩn áng mây

Cài lên màu áo hây hây ráng vàng

Đêm thêu trước ngực vầng trăng

Trên nền nhung tím trăm ngàn sao lên

Khuya rồi, sông mặc áo đen

Nép trong rừng bưởi lặng yên đôi bờ...

Sáng ra thơm đến ngẩn ngơ

Dòng sông đã mặc bao giờ áo hoa

Ngước lên bỗng gặp la đà

Ngàn hoa bưởi trắng nở nhòa áo ai...

Nguyễn Trọng Tạo

Điệu: Tỏ ra duyên dáng, kiểu cách

Hây hây: đỏ phơn phớt

Ráng: hiện tượng ánh sáng mặc trời lúc mọc hay lặn phản chiếu lên các đám mây, làm cho cả một khoảng trời sáng rực rỡ, nhuộm màu vàng đỏ hoặc hồng sẫm.

Trả lời bởi giáo viên

Đáp án đúng:

C. hình ảnh nhân hóa làm cho con sông thêm gần gũi và nổi bật sự thay đổi màu sắc của sông.

Các nói “dòng sông mặc áo” thông qua việc sử dụng biện pháp nhân hóa đã khiến cho con sông trở nên gần gũi với con người. Hơn thế hình ảnh nhân hóa còn làm nổi bật sự thay đổi màu sắc của dòng sông theo thời gian, theo màu trời, màu nắng, màu cây cỏ,…

 

Đáp án đúng: C.

Hướng dẫn giải:

"Dòng sông mặc áo" cách nói này là sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

Câu hỏi khác

Câu 2:

Ma-gien-lăng là người nước nào?

Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất​

   Ngày 20 tháng 8 năm 1519, từ cảng Xê-vi-la lớn giong buồm ra khơi. Đó là hạm đội do Ma-gien-lăng chỉ huy, với nhiệm vụ khám phá con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới.

   Vượt Đại Tây Dương, Ma-gien-lăng cho đoàn thuyền đi dọc theo bờ biển Nam Mĩ. Tới gần mỏm cực nam thì phát hiện một eo biển dẫn tới một đại dương mênh mông. Thấy sóng yên biển lặng, Ma-gien-lăng đặt tên cho đại dương mới tìm được là Thái Bình Dương.

   Thái Bình Dương bát ngát, đi mãi chẳng thấy bờ. Thức ăn cạn, nước ngọt hết sạch. Thủy thủ phải uống nước tiểu, ninh nhừ giày và thắt lưng da để ăn. Mỗi ngày có vài ba người chết phải ném xác xuống biển. May sao, gặp một hòn đảo nhỏ, được tiếp tế thức ăn và nước ngọt. Đoàn thám hiểm ổn định được tinh thần.

   Đoạn đường từ đó có nhiều đảo hơn. Không phải lo thiếu thức ăn, nước uống nhưng lại nảy sinh những khó khăn mới. Trong một trận giao tranh với dân đảo Ma-tan, Ma-gien-lăng đã bỏ mình, không kịp nhìn thấy kết quả công việc mình làm.

   Những thủy thủ còn lại tiếp tục vượt Ấn Độ Dương tìm đường trở về châu Âu. Ngày 8 tháng 9 năm 1522, đoàn thám hiểm chỉ còn một chiếc thuyền với mười tám thủy thủ trở về Tây Ban Nha.

   Chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới của Ma-gien-lăng kéo dài 1083 ngày, mất bốn chiếc thuyền lớn với gần hai trăm người bỏ mạng dọc đường. Nhưng đoàn thám hiểm đã hoàn thành xứ mạng, khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và nhiều vùng đất mới.

Theo TRẦN DIỆU TẤN và ĐỖ THÁI

Chú thích:

- Ma-tan: một đảo thuộc quần đảo Phi-líp-pin ngày nay.

- Sứ mạng: nhiệm vụ cao cả.

 

78 lượt xem
Xem đáp án
2 năm trước