Các khu đô thị tại Việt Nam trong những năm gần đây có tốc độ phát triển cao, mật độ dân số đang ngày một tăng, diện tích đô thị mở rộng không ngừng, áp lực trong việc bảo vệ môi trường ngày một lớn. Một lượng lớn nước thải chưa qua xử lí tại các khu sản xuất, nước thải sinh hoạt của các hộ gia đình, nước thải từ các lò giết mổ hay nước thải từ các bệnh viện,… hàng ngày đều chảy trực tiếp ra các cống rãnh rồi nguồn nước này theo chiều chảy ra sông lớn. Các hệ thống sông ngòi, ao hồ tại các đô thị lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh đang trong tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng.
Theo tổ chức Y tế Thế Giới, nồng độ tối đa của Pb2+ trong nước sinh hoạt là 0,05mg/l. Nguồn nước nào dưới đây bị ô nhiễm nặng bởi chì, biết rằng kết quả xác định hàm lượng Pb2+ lần lượt như sau:
Trả lời bởi giáo viên
- Xét A có: nguồn nước có 0,02 mg Pb2+ trong 0,5 lít nước có [Pb2+] = 0,04 mg/l < 0,05 mg/l.
- Xét B có: nguồn nước có 0,04 mg Pb2+ trong 0,75 lít nước có [Pb2+] = 0,053 mg/l > 0,05 mg/l
- Xét C có nguồn nước có 0,2 mg Pb2+ trong 2 lít nước có [Pb2+] = 0,1 mg/l >> 0,05 mg/l.
- Xét D có nguồn nước có 0,15 mg Pb2+ trong 4 lít nước có [Pb2+] = 0,0375 mg/l < 0,05 mg/l.
Vậy nguồn nước có 0,2 mg Pb2+ trong 2 lít nước bị ô nhiễm nặng bởi chì.
Hướng dẫn giải:
- Xác định hàm lượng Pb2+ (mg/l) là \({\rm{[P}}{{\rm{b}}^{2 + }}{\rm{]}} = \dfrac{{{m_{P{b^{2 + }}}}}}{V}(mg/l)\)
- So sánh giá trị [Pb2+] với 0,05 mg/l ⟹ Nguồn nước bị ô nhiễm nặng bởi chì.