Câu hỏi:
2 năm trước

Xác định các câu kể có trong đoạn văn sau:

a. Có một lần, trong giờ tập đọc, tôi nhét tờ giấy thấm vào mồm.

Thế là má sưng phồng lên.

Tôi nhăn nhó mặt mũi, rồi khẽ rên: “Ôi răng đau quá!”

Tôi cố tình làm thế để khỏi phải học bài.

Cô giáo và các bạn, ai cũng thương tôi và lo lắng.

Cô giáo nói:


- Răng em đau, phải không?

Em về nhà đi!


Nhưng tôi không muốn về nhà.

Ngồi trong lớp, tôi lấy lưỡi đẩy đi đẩy lại cục giấy thấm trong mồm, thích thú về trò nghịch ngợm của mình.


Bỗng một cậu bạn hét ầm lên:


- Nhìn kìa!

Bộng răng sưng của bạn ấy chuyển sang má khác rồi!


Chuyện xảy ra đã lâu.

Thực tình, tôi chẳng muốn kể vì thấy ngượng quá.

Nhưng dù sao cũng phải nói ra để không bao giờ mắc lỗi như vậy nữa.

Trả lời bởi giáo viên

Đáp án:

a. Có một lần, trong giờ tập đọc, tôi nhét tờ giấy thấm vào mồm.

Thế là má sưng phồng lên.

Tôi nhăn nhó mặt mũi, rồi khẽ rên: “Ôi răng đau quá!”

Tôi cố tình làm thế để khỏi phải học bài.

Cô giáo và các bạn, ai cũng thương tôi và lo lắng.

Cô giáo nói:


- Răng em đau, phải không?

Em về nhà đi!


Nhưng tôi không muốn về nhà.

Ngồi trong lớp, tôi lấy lưỡi đẩy đi đẩy lại cục giấy thấm trong mồm, thích thú về trò nghịch ngợm của mình.


Bỗng một cậu bạn hét ầm lên:


- Nhìn kìa!

Bộng răng sưng của bạn ấy chuyển sang má khác rồi!


Chuyện xảy ra đã lâu.

Thực tình, tôi chẳng muốn kể vì thấy ngượng quá.

Nhưng dù sao cũng phải nói ra để không bao giờ mắc lỗi như vậy nữa.

Các câu kể có trong  đoạn văn là:

- Có một lần, trong giờ tập đọc, tôi nhét tờ giấy thấm vào mồm.

- Thế là má sưng phồng lên.

- Tôi nhăn nhó mặt mũi, rồi khẽ rên:

- Tôi cố tình làm thế để khỏi phải học bài.

- Cô giáo và các bạn, ai cũng thương tôi và lo lắng.

- Cô giáo nói:

- Nhưng tôi không muốn về nhà.

- Ngồi trong lớp, tôi lấy lưỡi đẩy đi đẩy lại cục giấy thấm trong mồm, thích thú về trò nghịch ngợm của mình.

- Bỗng một cậu bạn hét ầm lên:

- Chuyện xảy ra đã lâu.

- Thực tình, tôi chẳng muốn kể vì thấy ngượng quá.

- Nhưng dù sao cũng phải nói ra để không bao giờ mắc lỗi như vậy nữa.

Hướng dẫn giải:

Con đọc thật kĩ và trả lời

Câu hỏi khác

Câu 4:

Điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh lời nhận định sau:

Tiếng cười là …

Tiếng cười là liều thuốc bổ​

           Một nhà văn đã từng nói: "Con người là động vật duy nhất biết cười."

          Theo một thống kê khoa học, mỗi ngày, trung bình người lớn cười 6 phút, mỗi lần cười kéo dài 6 giây. Một đứa trẻ trung bình mỗi ngày cười 400 lần.

            Tiếng cười là liều thuốc bổ. Bởi vì khi cười, tốc độ thở của con người lên đến 100 ki-lô- mét một giờ, các cơ mặt được thư giãn thoải mái và não thì tiết ra một chất làm người ta có cảm giác sảng khoái, thỏa mãn. Ngược lại, khi người ta ở trong trạng thái nổi giận hoặc căm thù, cơ thể sẽ tiết ra một chất làm hẹp mạch máu.

             Ở một số nước, người ta đã dùng biện pháp gây cười để điều trị bệnh nhân. Mục đích của việc này là làm rút ngắn thời gian chữa bệnh và tiết kiệm tiền cho nhà nước.

             Bởi vậy, có thể nói: ai có tính hài hước, người đó chắc chắn sẽ sống lâu hơn.

Theo báo GIÁO DỤC VÀ THỜI ĐẠI

Chú thích:

- Thống kê: thu thập số liệu về một hiện tượng, sự việc hay tình hình nào đó.

- Thư giãn: (cơ bắp) ở trạng thái thả lỏng, tạo nên cảm giác thoải mái.

- Sảng khoái: khoan khoái, dễ chịu.

- Điều trị: chữa bệnh.

 

98 lượt xem
Xem đáp án
2 năm trước