Tìm hiểu thông tin và hoàn thành bảng 6.4

Với giải Vận dụng trang 44 Sinh học 11 Cánh diều chi tiết trong Bài 6: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở động vật giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Sinh học 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Sinh học lớp 11 Bài 6: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở động vật

Vận dụng trang 44 Sinh học 11: Tìm hiểu thông tin và hoàn thành bảng 6.4.

Tìm hiểu thông tin và hoàn thành bảng 6.4 trang 44 Sinh học 11

• Hãy thiết kế một áp phích trình bày về lợi ích của thực phẩm sạch, an toàn đối với sức khỏe của hệ tiêu hóa.

• Đề xuất một số biện pháp dinh dưỡng phù hợp cho bản thân và những người trong gia đình em.

• Tiến hành điều tra về tình trạng béo phì hoặc suy dinh dưỡng của học sinh tại trường em. Báo cáo kết quả thực hiện dự án: thực trạng, nguyên nhân, hậu quả và đề xuất giải pháp khắc phục.

Lời giải:

 Bảng 6.4.Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh một số bệnh tiêu hóa thường gặp:

Bệnh thường gặp

Triệu chứng

Cách phòng tránh

Tiêu chảy

Ngộ độc thực phẩm

Đau bụng, tiêu chảy, nôn ói, đau cơ, da tím tái, khó thở, ngưng thở, co giật, trụy mạch, bất tỉnh,.…

Không ăn thực phẩm có dấu hiệu ôi thiu; sử dụng thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; không sử dụng các thức ăn chứa tác nhân gây dị ứng;…

Táo bón

Đi đại tiện ít hơn 3 lần/1 tuần, phân cứng và khó đẩy phân ra ngoài, phân có đường kính lớn, đau khi đi đại tiện, máu trên bề mặt phân cứng,…

Cung cấp đầy đủ thực phẩm giàu chất xơ, uống đủ nước, thức đẩy hoạt động thể chất, tạo thói quen đi vệ sinh,…

Bệnh giun sán

Đau bụng, người gầy yếu, da xanh,…

Ăn chín, uống sôi; rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; hạn chế ăn thức ăn sống; vệ sinh môi trường sạch sẽ;…

Sâu răng

Răng đổi màu đen, nâu,…; đau nhói, nhức hoặc đau răng âm ỉ; xuất hiện các lỗ trên răng; răng nhạy cảm với nhiệt độ nóng hoặc lạnh;…

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau khi ăn, đánh răng bằng kem đánh răng có fluoride, hạn chế ăn uống đồ ngọt, khám răng định kì, điều trị kịp thời theo chỉ dẫn của bác sĩ,…

Viêm dạ dày

Viêm ruột

Tiêu chảy kèm theo nôn mửa; đau chướng bụng, tuy nhiên sau khi tiêu chảy cơn đau bụng thường chấm dứt; có thể sốt hoặc đau đầu;…

Có chế độ ăn uống hợp lí, lành mạnh kết hợp với luyện tập thể dục thể thao vừa sức; hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, thuốc lá; hạn chế stress;…

 Thiết kế một áp phích trình bày về lợi ích của thực phẩm sạch, an toàn đối với sức khỏe của hệ tiêu hóa:

Học sinh tự thiết kế áp phích trình bày về lợi ích của thực phẩm sạch, an toàn đối với sức khỏe của hệ tiêu hóa.

Ví dụ:

Tìm hiểu thông tin và hoàn thành bảng 6.4 trang 44 Sinh học 11

 Đề xuất một số biện pháp dinh dưỡng phù hợp cho bản thân và những người trong gia đình:

- Có chế độ dinh dưỡng cân đối (không ăn quá nhiều, không ăn quá ít), phù hợp với độ tuổi, giới tính, tình trạng sức khỏe, tính chất công việc.

- Sử dụng thực phẩm sạch, an toàn, rõ ràng về nguồn gốc, xuất xứ.

- Cần đảm bảo vệ sinh khi chế biến, sử dụng và bảo quản thực phẩm.

- Bảo vệ môi trường sống (bảo vệ nguồn đất, nguồn nước,…).

- Không lạm dụng các thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích sinh trưởng và phát triển ở vật nuôi và cây trồng,…

 Tiến hành điều tra về tình trạng béo phì hoặc suy dinh dưỡng của học sinh tại trường em. Báo cáo kết quả thực hiện dự án: thực trạng, nguyên nhân, hậu quả và đề xuất giải pháp khắc phục.

Học sinh tiến hành điều tra để thống kê thực trạng, nguyên nhân, hậu quả và đề xuất giải pháp khắc phục tình trạng béo phì hoặc suy dinh dưỡng của học sinh tại trường.

Tham khảo một số thông tin:

Tiêu chí

Bệnh béo phì

Bệnh suy dinh dưỡng

Nguyên nhân

- Do ăn nhiều loại thực phẩm nhiều năng lượng, thực phẩm nhiều mỡ, nhiều đường hoặc muối, các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh hoặc những loại đồ uống có gas,…

- Do lười vận động.

- Do căng thẳng thường xuyên.

- Do mắc bệnh rối loạn chuyển hóa.

- Do gene di truyền.

- Do bữa ăn nghèo nàn về số lượng và chất lượng.

- Khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng kém do các bệnh lí đường tiêu hóa hoặc sau một đợt bệnh nặng, người bệnh cảm thấy không ngon miệng,…

- Do rối loạn tâm thần kinh ảnh hưởng đến thói quen ăn uống như trầm cảm, chứng chán ăn tâm thần,…

- Do trẻ sơ sinh không được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên.

Hậu quả

- Làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như tim mạch, tiểu đường, tiêu hóa, rối loạn nội tiết, tăng nguy cơ ung thư,…

- Tự ti, dễ mắc stress.

- Làm sụt giảm sự phát triển tầm vóc, giảm phát triển trí não, làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể đặc biệt là đối với trẻ em.

Biện pháp

khắc phục

- Thực hiện chế độ ăn khoa học; hạn chế đồ ngọt, đồ giàu tinh bột, đồ uống có gas,…

- Tăng cường vận động, thể dục thể thao hợp lí.

- Giải tỏa stress.

- Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và kéo dài ít nhất 2 năm.

- Ăn thức ăn phong phú các loại, thường xuyên thay đổi món ăn, kích thích ngon miệng.

- Tăng cường các hoạt động thể chất.

- Điều trị triệt để các bệnh lí đường tiêu hóa, bệnh lí thần kinh ảnh hưởng đến thói quen ăn uống,…