Lý thuyết sử học với các lĩnh vực khoa học khác - Lịch sử 10 cánh diều

BÀI 3. SỬ HỌC VỚI CÁC LĨNH VỰC KHOA HỌC KHÁC

1. Sử học - môn khoa học mang tính liên ngành

- Để phục dựng được hoạt động của con người trong quá khứ. Sử học cũng khai thác tri thức của nhiều ngành khoa học liên quan.

- Nhà sử học không thể miêu tả, phục dựng lại một cách đầy đủ, toàn diện bức tranh về quá khứ nếu chỉ sử dụng những tri thức hoặc phương pháp lịch sử đơn thuần.

- Nhà sử học cần có nền tảng kiến thức vững chắc về lĩnh vực đó trước khi nghiên cứu chuyên sâu: lịch sử kinh tế, lịch sử nghệ thuật, lịch sử tôn giáo.

2. Mối liên hệ giữa sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn

2.1. Sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn

- Sự hình thành, phát triển của các ngành khoa hội nhân văn luôn có sự kết nối và gắn liền với tri thức lịch sử.

- Sự tồn tại và phát triển của sử học không thể biệt lập và tách rời với các ngành khoa học xã hội và nhân văn.

- Sử học cung cấp tri thức về bối cảnh, nội dung, tác động, ý nghĩa,.. để làm rõ hơn sự hình thành và phát triển các ngành.

- Sử học có mối liên hệ đặc biệt gần gũi với Khảo cổ học, Nhân học, Văn học, Địa lí học, Triết học

2.2. các ngành khoa học xã hội và nhân văn với sử học

- Những thông tin của các ngành khoa học xã hội và nhân văn hỗ trợ Sử học tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử một cách toàn diện, cụ thể và chính xác hơn.

- Mối liên hệ giữa sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn là mối liên hệ gắn bó, tương hỗ lẫn nhau.

3. Mối liên hệ giữa Sử học với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ.

3.1. Sử học với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ.

3.2. Các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ với Sử học.

- Các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ cung cấp tri thức chuyên ngành, phương pháp nghiên cứu, khái niệm…

- Lĩnh vực công nghệ thông tin, viễn thám, hệ thống thông tin địa lí (GIS), trí tuệ nhân tạo… hỗ trợ các nhà sử học trong quá trình thu thập và xử lí, trình bày và tái hiện quá khứ.