Lí thuyết hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử - lịch sử 10 cánh diều

BÀI 1. HIỆN THỰC LỊCH SỬ VÀ NHẬN THỨC LỊCH SỬ

1.Lịch sử, hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử

Khái niệm lịch sử:

Thứ nhất, lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ của xã hội loài người

Thứ hai, lịch sử là những câu chuyện về quá khứ hoặc tác phẩm ghi chép về quá khứ.

Thứ ba, lịch sử là một môn khoa học nghiên cứu về quá khứ của con người.

=> Khái niệm lịch sử gắn với hai yếu tố cơ bản: hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.

Hiện thực lịch sử: là toàn bộ những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại một cách khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người.

Nhận thức lịch sử là toàn bộ những tri thức, hiểu biết, ý niệm, hình dung của con người về quá khứ.

2. Đối tượng, chức năng, nhiệm vụ và nguyên tắc cơ bản của Sử học

2.1 Đối tượng nghiên cứu của Sử học.

Đối tượng nghiên cứu của Sử học gồm toàn bộ những hoạt động của con người trong quá khứ, diễn ra trên lĩnh vực như chính trị, ngoại giao, quân sự, kinh tế, xã hội, văn hóa,…

2.2 Chức năng và nhiệm vụ của Sử học

2.3 Nguyên tắc cơ bản của Sử học

Nguyên tắc cơ bản của sử học là Khách quan, trung thực, tiến bộ

Ý nghĩa của các nguyên tắc cơ bản:

- Định hướng việc nghiên cứu cho nhà sử học.

- Giúp nhà sử học hiểu rõ sứ mệnh, trách nhiệm, đạo đức trong quá trình nghiên cứu, trình bày lịch sử.

- Phê phán các quan điểm sai trái, bảo vệ lẽ phải, ủng hộ quan điểm khoa học, tiến bộ, nhân văn.

3. các nguồn sử liệu và một số phương pháp cơ bản của Sử học

3.1. Các nguồn sử liệu

Căn cứ vào mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng được nghiên cứu và giá trị thông tin, sử liệu được chia làm hai nguồn cơ bản: Sử liệu sơ cấp và sử liệu thứ cấp.

Căn cứ vào dạng thức tồn tại, sử liệu được chia thành 4 loại hình: sử liệu lời nói, sử liệu hiện vật, sử liệu hình ảnh, sử liệu thành văn.

3.2. Một số phương pháp cơ bản của Sử học

Một số phương pháp của Sử học: Phương pháp lịch sử, Phương pháp lô-gích. Phương pháp lịch đại, Phương pháp đồng đại, phương pháp tiếp cận liên ngành