Lý thuyết giá thể trồng cây - Công nghệ 10

BÀI 5: GIÁ THỂ TRỒNG CÂY

I. Giới thiệu giá thể trồng cây

- Giá thể là các vật liệu để trồng cây, có khả năng giữ nước, có độ thoáng tạo môi trường thuận lợi cho sự nảy mầm của hạt, hình thành và phát triển của bộ rễ cây trồng, giúp cây hấp thụ nước, chất dinh dưỡng để sinh trưởng và phát triển.

- Có hai nhóm giá thể trồng cây là giá thể hữu cơ tự nhiên (than bùn, mùn cưa, trấu hun, xơ dừa,…) và giá thể trơ cứng (perlite, gốm,…)

- Mỗi loại giá thể khác nhau lại có quy trình sản xuất khác nhau.

- Ý nghĩa của việc sử dụng giá thể trồng cây trong trồng trọt:

+ Trồng cây bằng giá thể dễ trồng, chăm sóc thuận tiện.

+ Giá thể đã được xử lí, phối trộn với các chất dinh dưỡng cân đối nên cây trồng khỏe, sinh trưởng và phát triển tốt, sạch bệnh, tạo ra nguồn nông sản sạch và an toàn cho người sử dụng.

II. Một số loại giá thể hữu cơ tự nhiên

1. Giá thể than bùn

Giá thể than bùn là loại giá thể được tạo ra từ xác các loại thực vật khác nhau, thuỷ phân trong điều kiện kị khí

- Ưu điểm: Xốp, nhẹ, thoáng khí, giữ ẩm tốt, giữ chất dinh dưỡng không bị rửa trôi sau mỗi lần tưới cây.

- Nhược điểm: Hàm lượng chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng thấp nên khi sử dụng cần bổ sung thêm một số chất dinh dưỡng

Các bước sản xuất:

- Bước 1: Tập kết than bùn sau khi khai thác về nơi chế biến như sân phơi, nhà xưởng

- Bước 2: Phơi khô than bùn ngoài không khí và nghiền nhỏ

- Bước 3: Phối trộn với vôi bột, chất phụ gia, chế phẩm vi sinh vật; sau đó ủ một thời gian

- Bước 4: Kiểm tra chất lượng, đóng gói thành phẩm, đưa ra thị trường hoặc vận chuyển đến cơ sở trồng cây

2. Giá thể mùn cưa

Giá thể mùn cưa là loại giá thể tạo ra từ mùn cưa trong quá trình sản xuất và chế biến gỗ. Để sản xuất giá thể, mùn cưa được ủ với chế phẩm vi sinh vật (chế phẩm phân giải cellulose, ức chế mầm bệnh).

- Ưu điểm: Giá thể mùn cưa phân hủy thành chất hữu cơ giúp đất tơi, xốp, ổn định nhiệt, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây thông qua biến đổi của vi sinh vật.

- Nhược điểm: Giá thể mùn cưa chủ yếu là cellulose nên có độ thoáng khí thấp, giữ ẩm không đều.

Các bước sản xuất:

- Bước 1: Thu nhận trấu về cơ sở sản xuất

- Bước 2: Đốt trấu trong điều kiện kị khí; làm nguội bằng việc dàn thành lớp mỏng, phun nước lên trấu đã hun; loại bỏ tạp chất

- Bước 3: Phối trộn với chế phẩm vi sinh vật

- Bước 4: Kiểm tra chất lượng, đóng gói thành phẩm, đưa ra thị trường hoặc vận chuyển đến cơ sở trồng cây

4. Giá thể xơ dừa

Giá thể xơ dừa là loại giá thể tạo ra từ vỏ dừa. vỏ dừa được làm nhỏ, loại bỏ các chất độc hại với cây trồng và được xử lí với chế phẩm vi sinh vật

Ưu điểm: Nhẹ, tơi, xốp, thoáng khí; giữ và duy trì độ ẩm tốt, thoát nước nhanh, cải thiện quá trình trao đổi cation, tăng cường hoạt động của vi sinh vật cố định đạm,..; kích thích quá trình nảy mầm, giúp cây sinh trưởng nhanh, phát triển thuận lợi.

Nhược điểm: Thường chứa tanin, lignin khó phân huỷ nên gây nghẽn quá trình hút dinh dưỡng và nước của rễ cây

Các bước sản xuất

Bước 1: Thu gom vỏ dừa, phơi khô, làm nhỏ

Bước 2: Ngâm vỏ dừa đã được làm nhỏ trong nước sạch khoảng 2 – 3 ngày; sau đó, ngâm trong nước vôi (tỉ lệ 2kg vôi/100 lít nước) khoảng 5 – 7 ngày để loại bỏ các chất độc hại đối với cây trồng

Bước 3: Phối trộn và ủ với chế phẩm vi sinh vật

Bước 4: Kiểm tra chất lượng, đóng gói thành phẩm, đưa ra thị trường hoặc vận chuyển đến cơ sở trồng cây

III. Một số loại giá thể trơ cứng

1. Giá thể perlite

Giá thể perlite tạo ra từ đá perlite bằng cách xay, nghiền nhỏ và nung ở nhiệt độ cao. Màu trắng xốp, nhẹ, ngậm nước, nhiều khoảng chất SiO2

- Ưu điểm: Chứa nhiều silic, độ thông thoáng tốt, ổn định về chất vật lí, tính trơ hoá học; làm đất xốp, giữ nước, cân bằng nhiệt độ, giúp bộ rễ của cây trồng sinh trưởng và phát triển thuận lợi, năng suất cao

- Nhược điểm: Chứa nhiều nhôm, một phần giải phóng ra ngoài làm giảm pH.

Các bước sản xuất

- Bước 1: Xay, nghiền nhỏ quặng đá perlite (từ 0,2 mm đến 1 mm)

- Bước 2: Nung ở nhiệt độ từ 800oC đến 850oC

- Bước 3: Để nguội, kiểm tra chất lượng, đóng gói thành phẩm và đưa ra thị trường

2. Giá thể gốm

Giá thể gốm được sản xuất từ đất sét, đất phù sa, phụ phẩm nông nghiệp (trấu, lõi ngô,…) bằng cách nghiền, nặn thành viên và nung ở nhiệt độ cao

- Ưu điểm: Là giá thể vô cơ, xốp, nhẹ, thoáng khi, các lỗ liên thông, giữ chất dinh dưỡng giúp rễ phát triển tốt; giá rẻ, sạch, không ô nhiễm môi trường. độ bền cao, trung tính, tái sử dụng được nhiều lần; hạn chế được sâu, bệnh và cỏ dại; có chất lượng cao, thích hợp cho trồng cây trong chậu, cây cảnh trưng bày, trang trí nội thất,…

- Nhược điểm: Không giữ nước, khô nhanh, không chứa chất dinh dưỡng, không tái tạo được

Các bước sản xuất

- Bước 1: Thu gom phụ phẩm nông nghiệp, đất phù sa, đất sét về xưởng sản xuất

- Bước 2: Nghiền vật liệu đã thu gom, nặn thành viện

- Bước 3: Nung các viên đã nặn ở nhiệt độ cao (từ 1200oC đến 1300oC)

- Bước 4: Kiểm tra chất lượng, đóng gói thành phẩm và đưa ra thị trường