Giáo án Hóa học 12 bài 9: Amin – Mẫu giáo án số 1
Tiết 13. BÀI 9: AMIN (tiết 1)
A. CHUẨN KIẾN THỨC – KĨ NĂNG
I. KIẾN THỨC – KĨ NĂNG
1. Kiến thức
Biết được:
- Khái niệm, phân loại, cách gọi tên (theo danh pháp thay thế và gốc - chức).
- Đặc điểm, cấu tạo phân tử, tính chất vật lí (trạng thái, màu, mùi, độ tan) của amin.
2. Kĩ năng
- Viết công thức cấu tạo của các amin đơn chức, xác định được bậc amin theo công thức cấu tạo.
3. Trọng tâm
- Cấu tạo phân tử và cách gọi tên (theo danh pháp thay thế và gốc - chức).
II. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
* Các năng lực chung
1. Năng lực tự học
2. Năng lực hợp tác
3. Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
4. Năng lực giao tiếp
* Các năng lực chuyên biệt
1. Năng lực sử dung ngôn ngữ
2. Năng lực thực hành hóa học
3. Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: dụng cụ: mô hình phân tử amoniac, etyl amin
Học sinh: ôn lại cấu tạo tính chất amoniac
2. Học sinh :Bài tường trình, đọc hiểu các thí nghiệm
C. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
-đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề.
-phương tiện trực quan
- Trực quan.
- Đàm thoại.
- Thảo luận nhóm.
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Hoạt động khởi động
1.1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...
1.2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
1.3. Vào bài:
Chiếu một số hình ảnh cho học sinh quan sát
GV: Cá là nguồn thực phẩm giàu protein – một hợp phần chính trong thức ăn của con người và động vật.
Từ cá chúng ta có thể chế biến ra rất nhiều loại món ăn ngon, bổ dưỡng. Trước khi chế biến các món ăn đó chúng ta phải khử mùi tanh của cá.
? Tại sao cá lại có mùi tanh?Mùi tanh của cá là do hỗn hợp một số amin. Amin là gì? Cấu tạo và tính chất như thế nào?
2. Hoạt động hình thành kiến thức