Giáo án Hóa học 12 bài 10: Aminoaxit mới nhất

Giáo án Hóa học 12 bài 10: Aminoaxit – Mẫu giáo án số 1

Tiết 15. BÀI 10: AMINOAXIT

A. CHUẨN KIẾN THỨC – KĨ NĂNG

I. KIẾN THỨC – KĨ NĂNG

1. Kiến thức

Biết được: định nghĩa, đặc điểm cấu tạo phân tử, ứng dụng quan trọng của amino axit.

Hiểu được: Tính chất hoá học của amino axit (tính lưỡng tính; phản ứng este hoá; phản ứng trùng ngưng của và - amino axit)

2. Kĩ năng

- Dự đoán được tính lưỡng tính của aminoaxit, kiểm tra dự đoán và kết luận.

- Viết phương trình hoá học chứng minh tính chất của amino axit.

- Phân biệt amino axit với các dung dịch chất hữu cơ khác bằng phương pháp hoá học.

3. Trọng tâm

- Đặc điểm cấu tạo phân tử amino axit.

- Tính chất hoá học của amino axit: tính lưỡng tính, phản ứng este hoá; phản ứng trùng ngưng của và - amino axit.

II. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

* Các năng lực chung

1. Năng lực tự học

2. Năng lực hợp tác

3. Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề

4. Năng lực giao tiếp

* Các năng lực chuyên biệt

1. Năng lực sử dung ngôn ngữ

2. Năng lực thực hành hóa học

3. Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống

B. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:

Dụng cụ: ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt

Hoá chất: dung dịch glyxin, axit glutamic, lysin

2. Học sinh: chuẩn bị bài

C. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHỦ YẾU

- Đàm thoại, gợi mở.

- Thảo luận nhóm.

D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

1. Hoạt động khởi động

1.1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...

1. 2. Kiểm tra bài cũ

- kết hợp với hoạt động hình thành kiến thức

1.3. Vào bài

Như chúng ta đã biết, bột ngọt (mỳ chính) là gia vị không thể thiếu. Bột ngọt là muối mononatri của axit glutamic có công thức cấu tạo như sau:

Ảnh đính kèm

Axit glutamic là hợp chất thuộc loại aminoaxit. Thế nào là aminoaxit? Tính chất và ứng dụng như thế nào? Bài học hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu về hợp chất này.

Ảnh đính kèm

Ảnh đính kèm