Ở ngô, quá trình thoát hơi nước chủ yếu diễn ra ở cơ quan nào sau đây?
Ở ngô, quá trình thoát hơi nước chủ yếu diễn ra ở lá
Vai trò quan trọng nhất của thoát hơi nước là gì ?
Vai trò quan trọng của thoát hơi nước là tạo động lực hút nước.
Thoát hơi nước có những vai trò nào trong các vai trò sau đây ?
(1) Tạo lực hút đầu trên.
(2) Giúp hạ nhiệt độ của lá cây vào nhưng ngày nắng nóng.
(3) Khí khổng mở cho CO2 khuếch tán vào lá cung cấp cho quá trình quang hợp.
(4) Giải phóng O2 giúp điều hòa không khí.
Phương án trả lời đúng là :
Thoát hơi nước có những vai trò là:
- Là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ
- Có tác dụng hạ nhiệt độ của lá vào những ngày nắng nóng
- Giúp cho khí CO2 khuếch tán vào bên trong lá cần cho quang hợp
Vai trò nào sau đây không thuộc quá trình thoát hơi nước?
Thoát hơi nước có những vai trò là:
- Là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ
- Có tác dụng hạ nhiệt độ của lá vào những ngày nắng nóng
- Giúp cho khí CO2 khuếch tán vào bên trong lá cần cho quang hợp
Khi tế bào khí khổng mất nước thì
Khi mất nước, thành mỏng hết căng và thành dày duỗi thẳng → khí khổng đóng lại. Khí khổng không bao giờ đóng hoàn toàn.
Qua con đường nào, quá trình thoát hơi nước có vận tốc lớn và được điều chỉnh?
Thoát hơi nước qua khí khổng có đặc điểm vận tốc lớn và được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng.
Thoát hơi nước qua lá qua những con đường nào?
Thoát hơi nước qua lá qua 2 con đường: Qua khí khổng là chủ yếu và lớp cutin là thứ yếu
Con đường thoát hơi nước qua bề mặt lá (qua cutin) có đặc điểm là
Con đường thoát hơi nước qua bề mặt lá (qua cutin) có đặc điểm là vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh mà phụ thuộc vào từng loại cây và độ tuổi sinh lý của lá cây (lá non có lớp cutin mỏng hơn lá già)
Hiện tượng ứ giọt là
Hiện tượng ứ giọt là khi không khí bão hòa hơi nước, cây thoát nước thành giọt ở mép lá.
Phát biểu nào dưới đây đúng về hiện tượng ứ giọt ở các thực vật?
Ý A sai vì Ứ giọt xuất hiện ở một số loài thực vật (cây thân thảo).
Ý C sai vì Hiện tượng ứ giọt là khi không khí bão hòa hơi nước
Ý D sai vì Ứ giọt là những giọt nước được hình thành ở đầu tận cùng của lá chứ không phải là nhựa cây.
Nguyên nhân của hiện tượng ứ giọt là do:
I. Lượng nước thừa trong tế bào lá thoát ra
II. Có sự bão hòa hơi nước trong không khí
III. Hơi nước thoát từ lá rơi lại trên phiến lá
IV. Lượng nước bị đẩy từ mạch gỗ của rễ lên lá, không thoát được thành hơi qua khí khổng đã ứ thành giọt ở mép lá
Nguyên nhân của hiện tượng ứ giọt là do:
+ Có sự bão hòa hơi nước trong không khí
+ Lượng nước bị đẩy từ mạch gỗ của rễ lên lá, không thoát được thành hơi qua khí khổng đã ứ thành giọt ở mép lá
Hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra ở cây bụi, cây thân thảo vì:
1. Ở cây thân gỗ, áp suất rễ không đẩy được nước lên phần lá trên cao.
2. Cây bụi và thân thảo thường thấp, gần mặt đất dễ xảy ra bão hòa hơi nước vào ban đêm, nhất là khi trời lạnh.
3. Cây bụi và cây thân thảo thường thấp nên động lực áp suất rễ đủ đẩy nước đến mép phiến lá.
4. Cây bụi và cây thân thảo không có bó mạch gỗ nên lực thoát nước yếu dẩn đến hiện tượng ứ giọt xuất hiện.
Hiện tượng ứ giọt chỉ xuất hiên ở cây thân thảo vì : các cây này thấp, gần mặt đất dễ xảy ra bão hòa hơi nước vào ban đêm nhất là khi trời lạnh và áp suất rễ đủ đẩy nước lên mép lá.
Độ ẩm không khí càng thấp thì sự thoát hơi nước?
Độ ẩm không khí càng thấp, sự thoát hơi nước càng mạnh
Độ ẩm đất càng cao thì quá trình hấp thụ nước của rễ?
Độ ẩm đất càng cao, sự hấp thụ nước càng lớn
ác nhân chủ yếu điều tiết độ mở khí khổng là
Tác nhân chủ yếu điều tiết độ mở khí khổng là hàm lượng nước. Nhân tố liên quan đến điều tiết độ mở khí khổng là: nhiệt độ, ánh sáng, ion khoáng.
Ion khoáng có tác dụng làm tăng quá trình thoát hơi nước là
Ion khoáng có tác dụng làm tăng quá trình thoát hơi nước là K+
Sự thoát hơi nước phụ thuộc vào?
Sự thoát hơi nước phụ thuộc vào sự đóng mở của khí khổng.
Thoát hơi nước qua cutin chịu ảnh hưởng của?
Sự thoát hơi nước qua cutin có vận tốc nhỏ và không được điều chỉnh, phụ thuộc vào tuổi lá, diện tích lá; độ dày của cutin, …
Một lá cây có khối lượng 0,15 g, sau 15 phút thoát hơi nước thì khối lượng lá giảm mất 0,08 g. Xác định cường độ thoát hơi nước của lá cây trên. Biết diện tích lá 0,5 dm2.
Sử dụng công thức tính cường độ thoát hơi nước: khối lượng nước thoát ra/ diện tích/thời gian
Đổi đơn vị:
T = 15 phút = 0,25h
Cường độ thoát hơi nước là: 0,64 g/dm2/giờ
Thực vật sống trên cạn, thoát hơi nước chủ yếu được thực hiện qua tế bào
Thực vật sống trên cạn, thoát hơi nước chủ yếu được thực hiện qua tế bào khí khổng.