Trong văn bản Lẵng quả thông, ai là nhân vật chính?
Đa-ni là nhân vật chính của văn bản này.
Đâu là tính từ đúng nhất nói về Đa-ni trong văn bản Lẵng quả thông?
Xinh xắn, dễ thương là tính từ đúng nhất nói về Đa-ni.
Trong văn bản Lẵng quả thông, cô chú đã dẫn Đa-ni đi đâu?
Trong văn bản Lẵng quả thông, cô chú đã dẫn Đa-ni đi xem buổi hòa nhạc.
Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu văn sau?
Tất cả những giai điệu uyển chuyển và những tiếng sấm sét của dàn nhạc đều gợi lên trong Đa-ni những hình ảnh, giống như những giấc mộng.
(Lẵng quả thông – Pao-tốp-xơ-ki)
Đoạn văn trên sử dụng phép so sánh: những hình ảnh, giống như những giấc mộng.
Trong văn bản Lẵng quả thông, khi người giới thiệu nhắc đến tên Đa-ni, cô bé đã có phản ứng gì đầu tiên?
Trong văn bản Lẵng quả thông, khi người giới thiệu nhắc đến tên Đa-ni, cô bé đã giật mình và ngước mắt lên nhìn.
Đa-ni được tặng bản nhạc nhân dịp cô bé bao nhiêu tuổi?
Cô bé được tặng bản nhạc nhân dịp 18 tuổi.
Trong văn bản Lẵng quả thông, ai là người đã tặng bản nhạc cho cô bé Đa-ni?
Ông Gờ-ric là người đã tặng bản nhạc cho cô bé Đa-ni.
Nhà soạn nhạc thiên tài E-đơ-va Gờ-ríc hứa tặng nhạc cho Đa-ni vào thời điểm nào?
Nhà soạn nhạc thiên tài E-đơ-va Gờ-ríc gặp Đa-ni khi cô bé đang nhặt thông và hứa tặng cô một món quà thú vị sau 10 năm nữa.
Trong văn bản Lẵng quả thông, bản nhạc E-đơ-va Gờ-ríc tặng Đa-ni có ý nghĩa gì đối với Đa-ni?
Bản nhạc đã giúp Đa-ni khám phá cuộc đời, yêu cuộc đời và sống một cuộc đời không uổng phí.