Câu hỏi đơn - Dạng bài đọc hiểu văn học

Kỳ thi ĐGNL ĐHQG Hà Nội

Đổi lựa chọn

Câu 81 Trắc nghiệm

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:

Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai va cuồn cuộn mù khói Mèo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên Sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước Sông Đà. Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm Sông Lô. Mùa thu nước Sông đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về.

(Trích Người lái đò Sông Đà – Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục)

Nội dung của đoạn trích trên là gì?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Đoạn trích trên nói đến vẻ đẹp trữ tình thơ mộng của con Sông Đà.

Câu 82 Trắc nghiệm

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:

“Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu

Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều

Nắng xuống trời lên sâu chót vót

Sông dài trời rộng bến cô liêu”

(Trích đoạn trích Tràng Giang, Huy Cận, SGK Ngữ văn lớp 11 tập 2)

Câu thơ “Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều” sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Câu thơ: “Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều” sử dụng biện pháp nghệ thuật lấy động tả tĩnh. Câu thơ tả tiếng động âm thanh nhưng lại không cho thấy sự náo nhiệt mà ngược lại cho người đọc cảm giác không cảnh rộng lớn yên ắng đến nao lòng.

Câu 83 Trắc nghiệm

Tác phẩm nào sau đây KHÔNG có phần đề từ?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Các bài Tràng giang, Người lái đò sông Đà, Đàn ghi ta của Lor-ca đều có lời đều từ.

Bài Tây Tiến không có lời đề từ.

Câu 84 Trắc nghiệm

Tác phẩm nào sau đây KHÔNG mang nội dung lên án chế độ áp bức bóc lột?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Các tác phẩm Vợ chồng A Phủ, Chí Phèo, Vợ nhặt đều có nội dung lên án chế độ hà khắc, bất công, đẩy con người đến bước đường cùng, khiến người ta lâm vào cảnh đói nghèo (Vợ nhặt), tha hóa (Chí Phèo), tê liệt về thể xác cũng như tinh thần (Vợ chồng A Phủ).

Câu 85 Trắc nghiệm

Bài thơ Tương tư được trích trong tập thơ nào của tác giả Nguyễn Bính?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Tương tư là thi phẩm tiêu biểu của Nguyễn Bính được trích từ tập “Lỡ bước sang ngang” sáng tác năm 1939.

Câu 86 Trắc nghiệm

Hình ảnh “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần” trong bài thơ "Vội vàng" là một so sánh rất Xuân Diệu. Vì sao?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Tác giả so sánh tháng giêng với hình ảnh của “Cặp môi gần” thông qua cảm giác “ngon”. Nếu như ở thời kì trước người ta không nhắc đến hình ảnh thật trên cơ thể con người mà luôn lấy hình ảnh của thiên nhiên làm chuẩn mực của cái đẹp thông qua bút pháp ước lệ thì đến đây Xuân Diệu đã mạnh dạn thể hiện nó trong ý thơ của mình với con mắt của một kẻ say tình. Sự cách tân ấy thể hiện rõ việc lấy con người làm chuẩn mực cái đẹp và được xem là một cách tân độc lạ làm nổi bật lên tư tưởng tiến bộ của nhà thơ. Điều này cũng giải thích phần nào lý do người ta gọi ông là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới.

Câu 87 Trắc nghiệm

Dòng nào dưới đây không sát với nội dung cảm xúc của bài thơ Tràng giang được gửi gắm qua lời đề từ “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Câu thơ đề từ luôn mang nội dung khái mạch cảm xúc chủ đạo trong tác phẩm.

Câu thơ đề từ “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài” gợi nỗi buồn sâu lắng trong lòng người đọc. Đồng thời cho người đọc thấy rõ hơn cảm xúc chủ đạo của tác giả xuyên suốt tác phẩm. Đó là tâm trạng “bâng khuâng”; nỗi buồn mênh mang, không rõ nguyên cớ nhưng da diết, khôn nguôi. Đó còn là không gian rộng lớn khiến hình ảnh con người càng trở nên nhỏ bé, lẻ loi, tội nghiệp. => Câu thơ không nhắc tới sự xao xuyến trước vẻ đẹp của thiên nhiên.

Câu 88 Trắc nghiệm

Từ “kịp” trong câu thơ “Thuyền ai đậu bến sông trăng đó/ có chở trăng về kịp tối nay” gợi tâm trạng gì?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Câu hỏi tu từ trong hai câu thơ mang tâm trạng băn khoăn của tác giả. Từ “kịp”cho thấy sự giới hạn về thời gian, không gian và cuộc chạy đua của người bệnh với thời gian cuộc đời. Con người không còn cảm giác an yên khi ngắm trăng nữa, con người bỗng lo âu hoảng hốt không biết liệu rằng còn có thể được ngắm trăng bao lâu, liệu có còn kịp trở ánh trăng về trong tối nay không?