• Lớp 9
  • Sinh Học
  • Mới nhất

1/ Vì sao tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn hay giao phối gần ở động vật qua nhiều thế hệ dẫn tới thoái hoá giống? a. Tỉ lệ đồng hợp trội tăng b.Tỉ lệ dị hợp tăng c.Tỉ lệ đồng hợp lặn tăng d.Cả a và b 2/ Một số loài thực vật tự thụ phấn nghiêm ngặt hay một số loài động vật thường xuyên giao phối gần nhưng không bị thoái hoá vì: a.Chúng chứa toàn gen trội b.Chúng chứa toàn gen lặn c.Chúng có cơ quan sinh dục đặc biệt d.Chúng mang những cặp gen đồng hợp không gây hại cho chúng. 3/ Trong chọn giống, người ta dùng phương pháp tự thụ phấn bắt buộc hay giao phối gần nhằm mục đích: a.Tạo dòng thuần, đánh giá kiểu gen từng dòng b.Tạo ưu thế lai c.Kiểm tra độ thuần chủng của giống d.Đánh giá những tính trạng chưa ổn định 4/ Cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai là: a.ở cơ thể F1 dị hợp, gen lặn có hại bị gen trội bình thường át chế b.tập trung các gen trội có lợi từ cả bố và mẹ làm tăng cường tác động cộng gộp của các gen trội. c.cơ thể dị hợp của các gen luôn luôn tốt hơn thể đồng hợp d.tập trung các gen đồng hợp từ cả bố và mẹ 5/ Trong chăn nuôi người ta sử dụng phương pháp chủ yếu nào để tạo ưu thế lai: a.Lai khác giống b.Lai khác thứ c.Lai khác dòng d.Giao phối gần 6/ Lai xa là hình thức: a.Lai khác giống b.Lai khác thứ c.Lai kinh tế d.Lai khác loài.

2 đáp án
20 lượt xem
2 đáp án
95 lượt xem

Câu 1: Quan hệ sinh vật cùng loài là: A. Quan hệ giữa các cá thể cùng loài với nhau B. Quan hệ giữa các cá thể sống gần nhau C. Quan hệ giữa các cá thể cùng loài với sống gần nhau D. Quan hệ giữa các cá thể cùng loài sống ở các khu vực xa nhau Câu 2: Giữa các cá thể cùng loài, sống trong cùng một khu vực có các biểu hiện quan hệ là: A. Quan hệ cạnh tranh và quan hệ đối địch B. Quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh C. Quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch D. Quan hệ cạnh tranh và quan hệ ức chế Câu 3: Yếu tố nào xảy ra sau đây dẫn đến các cá thể cùng loài phải tách nhóm? A. Nguồn thức ăn trong môitrường dồi dào B. Chỗ ở đầy đủ, thậm chí thừa thãi cho các cá thể C. Số lượng cá thể trong bầy tăng lên quá cao D. Vào mùa sinh sản và các cá thể khác giới tìm về với nhau Câu 4: Hiện tượng các cá thể tách ra khỏi nhóm dẫn đến kết quả là: A. Làm tăng khả năng cạnh tranh giữa các cá thể B. Làm cho nguồn thức ăn cạn kiệt nhanh chóng C. Hạn chế sự cạnh tranh giữa các các thể D. Tạo điều kiện cho các cá thể hỗ trợ nhau tìm mồi có hiệu quả hơn Câu 5: Hai hình thức quan hệ chủ yếu giữa các sinh vật khác loài là: A. Quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch B. Quan hệ cạnh tranh và quan hệ ức chế C. Quan hệ đối địch và quan hệ ức chế D. Quan hệ hỗ trợ và quan hệ quần tụ Câu 6: Quan hệ cộng sinh là: A. Hai loài sống với nhau, loài này tiêu diệt loài kia B. Hai loài sống với nhau và cùng có lợi C. Hai loài sống với nhau và gây hại cho nhau D. Hai loài sống với nhau và không gây ảnh hưởng cho nhau Câu 7: Thí dụ dưới đây biểu hiện quan hệ đối địch là: A. Tảo và nấm sống với nhau tạo thành địa y B. Vi khuẩn sống trong nốt sần của rễ cây họ đậu C. Cáo đuổi bắt gà D. Sự tranh ăn cỏ của các con bò trên đồng cỏ. Câu 8. Quan hệ nào dưới đây là cộng sinh? A. Giữa vi khuẩn Rizobium và rễ cây họ đâu B. Giữa chấy rận với cơ thể động vật C. Giữa cáo và thỏ D. Giữa các con ngựa trên một đồng cỏ Câu 9. Quan hệ nào dưới đây được xem là cạnh tranh khác loài? A. Sự cạnh tranh nguồn thức ăn, ánh sáng giữa lúa và cỏ dại B. Hổ đuổi bát nai C. Nấm với tảo sống với nhau tạo thành địa y D. Giun đũa sống trong ruột người Câu 10. Quan hệ nào dưới đây được xem là quan hệ kí sinh? A. Dê và bò cùng sống trên một cánh đồng cỏ B. Nấm sống trên da của người C. Hươu và hổ cùng sống trên một cánh rừng D. Lúa và cỏ trên một cánh đồng Câu 11. Quan hệ nào dưới đây được xem là quan hệ sinh vật ăn sinh vật? A. Dê và bò cùng sống trên một cánh đồng cỏ B. Nấm sống trên da của người C. Hươu và hổ cùng sống trên một cánh rừng D. Lúa và cỏ trên một cánh đồng Câu 12. Hiện tượng một số loài tiết chất ra môi trường gây hại cho loài khác là biểu hiện của hình thức quan hệ: A. Cộng sinh B. Kí sinh, nửa kí sinh C. Đối địch D. Sinh vật ăn sinh vật khác

2 đáp án
102 lượt xem