• Lớp 9
  • Sinh Học
  • Mới nhất

Câu 1: Ở cà chua, gen A quy định thân đỏ thẫm, a quy định thân xanh lục. Theo dõi sự di truyền màu sắc của thân cây cà chua, người ta thu được kết quả sau: P: thân đỏ thẫm x thân đỏ thẫm --> F1: 75% thân đỏ thẫm : 25% thân xanh lục. Hãy chọn kiểu gen của P phù hợp với phép lai trên trong các công thức lai sau đây, viết sơ đồ lai minh họa A. P: AA x AA B. P: AA x Aa C. P: AA x aa D. P: Aa x Aa Câu 2: Trong thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của Menđen, khi cho F1 lai phân tích thì kết quả thu được về kiểu hình sẽ như thế nào? A. 1 vàng, trơn : 1 xanh, nhăn. B. 3 vàng, trơn : 1 xanh, nhăn. C. 1 vàng, trơn : 1 vàng, nhăn : 1 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn. D. 4 vàng, trơn : 4 vàng, nhăn : 1 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn. Câu 3: Dựa vào phân tích kết quả thí nghiệm, Menđen cho rằng màu sắc và hình dạng hạt đậu Hà Lan di truyền độc lập vì: A. tỉ lệ kiểu hình ở F2 bằng tích xác suất của các tính trạng hợp thành nó. B. tỉ lệ phân li từng cặp tính trạng đều là 3 trội : 1 lặn. C. F2 có 4 kiểu hình. D. F2 xuất hiện các biến dị tổ hợp. Câu 4: Giai đoạn của nguyên phân khi NST bắt đầu co xoắn được gọi là......, giai đoạn màng nhân xuất hiện trở lại bao quanh các NST được gọi là ....... A. Kì sau, kì cuối. B. Kì đầu, kì giữa. C. Kì đầu, kì cuối. D. Kì giữa, kì cuối. Câu 5: Giai đoạn của nguyên phân khi các NST nằm ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào được gọi là ..............., giai đoạn khi NST kép bắt đầu phân tách được gọi là ............ A. Kì giữa, kì sau. B. Kì giữa, kì cuối. C. Kì đầu, kì giữa. D. Kì sau, Kì cuối. Câu 6: Trong quá trình nguyên phân, NST kép được hình thành ở giai đoạn nào? A. Kì trung gian. B. Đầu kì đầu. C. Giữa kì đầu D. Đầu kì giữa. Câu 7: Trật tự đúng của các giai đoạn trong nguyên phân là: A. Kì giữa, kì cuối, kì sau, kì đầu. B. Kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối. C. Kì đầu, kì sau, kì giữa, kì cuối. D. Kì sau, kì giữa, kì đầu, kì cuối. Câu 8: Đặc điểm chung giữa ADN và ARN là A. cấu trúc xoắn kép. B. chuỗi liên kết giữa đường 5C và gốc photphat. C. đường ribozo. D. bazo nito loại timin. Câu 9: Một đoạn ADN ở sinh vật nhân thực có số lượng các loại nucleotit là: A = T = 600 và G = X = 300. Tổng liên kết hidro của gen là: A. 1500. B. 1200. C. 2100. D. 1800. Câu 10: Trong quá trình tổng hợp ARN, các nucleotit của môi trường nội bào đến liên kết với mạch khuôn theo nguyên tắc: A. A liên kết với T và ngược lại; G liên kết với X và ngược lại. B. A liên kết với T và ngược lại; G liên kết với X và ngược lại. C. U liên kết với A và T với A; U liên kết với X và ngược lại. D. A liên kết với T; U với A; G liên kết với X và ngược lại. Câu 11: Phát biểu nào dưới đây về sự bắt cặp giữa các nucleotit theo nguyên tắc bổ sung là không đúng? A. A có thể bắt cặp với T hoặc U. B. T có thể bắt cặp với A hoặc U. C. G chỉ bắt cặp với X. D. U chỉ bắt cặp với A. Câu 12: Tất cả các protein đều A. là enzim. B. gồm một hoặc nhiều chuỗi axit amin. C. là các axit amin. D. có cấu trúc bậc 4. Câu 13: Cấu trúc bậc 3 của một protein A. Là trình tự sắp xếp các axit amin trong chuỗi axit amin. B. có dạng các chuỗi xoắn lò xo và dạng nếp gấp của một chuỗi aixt amin. C. là dạng cuộn gập thành khối cầu theo không gian ba chiều của chuỗi axit amin. D. là tương tác của một chuỗi axit amin này với một chuỗi axit amin khác. Câu 14: Cấu trúc bậc 4 của protein A. gồm có 4 tiểu phần, do đó được gọi là cấu trúc bậc 4. B. không có liên quan đến chức năng của protein. C. luôn luôn được cấu thành từ các chuỗi axit amin khác nhau. D. có cấu trúc phụ thuộc vào các tiểu phần là các chuỗi axit amin

2 đáp án
14 lượt xem
2 đáp án
17 lượt xem