• Lớp 9
  • Lịch Sử
  • Mới nhất

Câu 23. Hiệp hội các nước Đông Nam Á(ASEAN) được thành lập ở đâu ? A. Gia-các –ta (Indonesia) B. Ma-ni-la(Phi-lip-pin) C. Băng Cốc (Thái Lan) D. Cua-la-lăm-pơ (Malaysia) Câu 24: Cơ hội của Việt Nam khi tham gia tổ chức ASEAN là. A. Hội nhập, giao lưu và hợp tác với các nước trên thế giới về mọi mặt. B. Tạo điều kiện để nền kinh tế nước ta thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước trong khu vực. C. Có điều kiện tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất của thế giới để phát triển. D. Có điều kiện tiếp thu, học hỏi trình độ quản lý kinh tế của các nước phát triển trên thế giới. Câu 25: Vì sao nói, từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX “Một chương mới mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á” ? A. Đây là lần đầu tiên 10 nước Đông Nam Á đều đứng trong một tổ chức thống nhất B.Vì ASEAN có xu hướng mở rộng thành viên C.ASEAN quyết định lập diễn đàn khu vực (ARF) D.Việt Nam trở thành thành viên thứ bảy của ASEAN Câu 26: Vì sao hiệp ước Bali (2-1976) đánh dấu sự khởi sắc của tổ chức ASEAN? A. Kinh tế ASEAN bắt đầu tăng trưởng. B. Mối quan hệ giữa các nước hòa dịu. C. ASEAN được nâng tầm ảnh hưởng trên thế giới. D. Hiệp ước Bali xây dựng nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước. Câu 27: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nước nào giành được độc lập sớm nhất ở Đông Nam Á? A. Việt Nam; B. Lào; C. In-đô-nê-xi-a; D. Ma-lai-xi-a Câu 28: Nguyên tắc nào quan trọng nhất được xác định trong Hiệp ước Ba-li? A. Hợp tác phát triển có kết quả. B. Tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. C. Không dùng vũ lực hoặc đe dọa vũ lực đối với nhau. D. Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. Câu 29: Việt Nam gia nhập ASEAN vào thời gian nào? A. Tháng 5 năm 1995 B. Tháng 6 năm 1995 C. Tháng 7 năm 1995 D. Tháng 8 năm 1995 Câu 30. Giữa những năm 50 của thế kỉ XX, tình hình Đông Nam Á diễn ra như thế nào? A. Ổn định B. Ngày càng phát triển phồn thịnh C. Ngày càng trở nên căng thẳng D. ổn định và phát triển Câu 31. Hãy cho biết mục tiêu của tổ chức ASEAN là gì? A. Giữ gìn hòa bình, an ninh các nước thành viên, củng cố sự hợp tác chính trị, quân sự, giúp đỡ giữa các nước XHCN B. Đẩy mạnh hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước XHCN C. Hợp tác phát triển kinh tế, văn hóa giữa các nước thành viên trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực D. Giữ gìn hòa bình, an ninh, hợp tác phát triển kinh tế, văn hóa Câu 32: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập vào thời gian nào? A. Ngày 8 – 8 – 1967 B. Ngày 6 – 8 – 1967 C. Ngày 6 – 8 – 1976 D. Ngày 8 – 8 – 1976 Câu 33: Các quốc gia Đông Nam Á tham gia sáng lập ASEAN là A. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Phi-lip-pin B. Thái Lan, Bru-nây, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Phi-lip-pin C. Thái Lan, Mi-an-ma, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Phi-lip-pin D. Thái Lan, Cam-pu-chia, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Phi-lip-pin Câu 34: Vì sao những năm 50 của thế kỉ XX, tình hình ĐNA ngày càng trở nên căng thẳng? A. Mĩ tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam và mở rộng chiến tranh sang Lào, Cam-pu-chia B. Mĩ thực hiện chiến lược toàn cầu C. Mĩ, Anh, Nhật thiết lập khối quân sự Đông Nam Á (SEATO) D. Mĩ biến Thái Lan thành căn cứ quân sự Câu 35: Từ những năm 90 của thế kỉ XX đến nay, ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang lĩnh vực nào? A. Hợp tác trên lĩnh vực du lịch B. Hợp tác trên lĩnh vực kinh tế C. Hợp tác trên lĩnh vực giáo dục D. Hợp tác trên lĩnh vực quân sự Câu 36: Việt Nam gia nhập ASEAN vào thời gian nào? A. 8 - 1995 B. 6 – 1995 C.7 - 1995 D. 5 - 1995 Câu 37. Hãy cho biết mục tiêu của tổ chức ASEAN là gì? A. Giữ gìn hòa bình, an ninh các nước thành viên, củng cố sự hợp tác chính trị, quân sự, giúp đỡ giữa các nước XHCN. B. Đẩy mạnh hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước XHCN. C. Hợp tác phát triển kinh tế, văn hóa giữa các nước thành viên trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực. D. Liên minh với nhau để mở rộng thế lực. Câu 38. Ý nào dưới đây không phải nguyên nhân thúc đẩy nền kinh tế Mĩ phát triển sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Mĩ giàu lên nhờ buôn bán vũ khí cho các nước tham chiến. B. Tài nguyên thiên nhiên phong phú. C. Làm giàu nhờ thu lợi nhuận từ các nước thuộc địa. D. Áp dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật. Câu 39: Vị thế của nền kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai như thế nào? A. Vươn lên đứng đầu trong giới tư bản chủ nghĩa. B. Đứng thứ hai trong giới tư bản chủ nghĩa. C. Đứng thứ ba trong giới tư bản chủ nghĩa. D. Đứng thứ tư trong giới tư bản chủ nghĩa. Câu 40: Nguyên nhân dẫn đến sự suy yếu của nền kinh tế Mĩ? A. Sự vươn lên cạnh tranh của Tây Âu và Nhật Bản. B. Kinh tế Mĩ không ổn định do vấp phải nhiều cuộc suy thoái, khủng hoảng. Theo đuổi tham vọng bá chủ thế giới. C. Sự giàu nghèo quá chênh lệch trong các tầng lớp xã hội. D. Cả bốn nguyên nhân trên

2 đáp án
19 lượt xem

Câu 12: Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của các nước Đông Âu đã mắc phải sai lầm nghiêm trọng nào? A. Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng B. Tập thể hóa nông nghiệp C. Thực hiện chế độ bao cấp về kinh tế D. Rập khuôn máy móc mô hình xây dựng CNXH ở Liên Xô Câu 13: Tháng 3-1985, ở Liên Xô đã diễn ra sự kiện gì quan trọng? A. Goóc-ba-chốp lên làm tổng thống Liên Xô B. Goóc-ba-chốp lên nắm quyền lãnh đạo Đảng cộng sản và tiến hành cải tổ C. Các nước cộng hòa tuyên bố ly khai khỏi Liên bang Xô Viết D. Đảng Cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động Câu 14: Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô tác động như thế nào đến phong trào cách mạng thế giới? A. Là nhân tố thúc đẩy phong trào cách mạng thế giới phát triển B. Là tổn thất to lớn của phong trào cách mạng thế giới C. Là thành quả đấu tranh kiên cường bền bỉ của phong trào cách mạng thế giới D. Không có tác động gì Câu 15. Chế độ XHCN ở Liên Xô tồn tại bao nhiêu năm? A. 71 năm B. 72 C. 73 năm D. 74 năm Câu 16. Công cuộc cải tổ của M. Goóc-ba-chốp bắt đầu từ năm nào? A.1985 B. 1986 C. 1987 D. 1988 Câu 17: Sự sụp đổ của Liên Xô có tác động như thế nào đến tình hình quan hệ quốc tế giai đoạn này? A. Kéo theo sự sụp đổ của Mỹ. B. Kéo theo sự sụp đổ của CNXH trên phạm vi toàn thế giới. C. Kéo theo sự sụp đổ của trật tự hai cực Ianta. D. Không có ảnh hưởng gì. Câu 18: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, biến đổi lớn nhất của các nước châu Á là: A. Các nước châu Á giành được độc lập B. Các nước châu Á gia nhập ASEAN C. Các nước châu Á trở thành trung tâm kinh tế, tài chính thế giới D. Tất cả các ý trên Câu 19: Nửa sau thế kỉ XX, khu vực nào ở châu Á diễn ra các cuộc chiến tranh xâm lược của các nước nước đế quốc? A. Đông Nam Á, Nam Á B. Đông Nam Á, Trung Á. C. Đông Nam Á, Bắc Á D. Đông Nam Á, Tây Á (Trung Đông) Câu 20: Phần lớn các nước châu Á đã giành được độc lập ở khoảng thời gian nào sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Cuối những năm 40 thế kỉ XX B. Đầu những năm 50 thế kỉ XX C. Cuối những năm 50 thế kỉ XX D Đầu những năm 60 thế kỉ XX Câu 21: Nước châu Á nào đang vươn lên trở thành cường quốc công nghệ phần mềm, công nghệ hạt nhân, công nghệ vũ trụ? A. Nhật Bản B. Trung Quốc C. Ấn Độ D. Xin-ga-po Câu 22. Vì sao bước sang thế kỷ XX, châu Á được mệnh danh là "Châu Á thức tỉnh"? A. Vì phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ. B. Vì nhân dân thoát khỏi sự thống trị của vua chúa phong kiến, C. Vì tất cả các nước châu Á giành được độc lập

2 đáp án
19 lượt xem

Câu 1: Sự tăng trưởng của nền kinh tế Liên Xô từ năm 1945 đến năm 1950 được thể hiện qua sự kiện nào? A.Phóng thành công vệ tinh nhân tạo. B.Sản xuất công nghiệp tăng 73%, nông nghiệp vượt mức trước chiến tranh. C.Hoàn thành kế hoạch 5 năm trước thời hạn 9 tháng. D.Chế tạo thành công bom nguyên tử. Câu 2: Đầu những năm 70 của TK XX, Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp xếp ở vị trí nào trên thế giới? A. Thứ nhất thế giới; B. Thứ hai thế giới; C. Thứ ba thế giới; D. thứ tư thế giới. Câu 3: Một trong những biểu hiện chứng tỏ Liên Xô là thành trì của cách mạng thế giới từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX là: A. Tích cực giúp đỡ phong trào cách mạng thế giới B. Trực tiếp đối đầu với các cường quốc phương Tây C. Làm phá sản hoàn toàn chiến lược toàn cầu của Mĩ D. Thúc đẩy sự hình thành xu thế hợp tác toàn cầu Câu 4: Biểu hiện nào chứng tỏ Liên Xô đã trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới? A. Sản xuất công nghiệp bình quân hằng năm tăng 9,6% B. Sản lượng công nghiệp Liên Xô chiếm khoảng 20% sản lượng công nghiệp thế giới C. Chế tạo thành công bom nguyên tử D. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo vào vũ trụ Câu 5: Sự kiện Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử năm 1949 đã khắng định điều gì? A. Phá vỡ thế độc quyền hạt nhân của Mĩ. B. Vị trí số 1 của Liên Xô trên thế giới. C. Là nước đầu tiên chế tạo thành công bom nguyên tử. D. Sự hợp tác, giúp đỡ có hiệu quả của các nước XHCN. Câu 6: Vì sao Liên Xô trở thành chỗ dựa vững chắc của nền hòa bình và cách mạng thế giới từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến những năm 70 của TK XX? A.Chế độ chính trị ổn định, ủng hộ đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân. B. Kinh tế phát triển mạnh, sẵn sàng hợp tác, giúp đỡ các nước. C. Quân sự, khoa học – kĩ thuật hiện đại, đủ sức răn đe các thế lực phản động. D. Duy trì hòa bình, quan hệ hữu nghị, chống áp bức và chủ nghĩa thực dân. Câu 7. Trong công cuộc xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội phương hướng chính của Liên Xô là ưu tiên phát triển ngành kinh tế nào? A. Công nghiệp nặng; B. Công nghiệp nhẹ; C. Nông nghiệp. Câu 8: Năm 1973, cuộc khủng hoảng nào tác động sâu sắc đến tình hình kinh tế, chính trị của Liên Xô? A. Dầu mỏ; B. Kinh tế; C. Lương thực; D. Tài chính. Câu 9: Em hãy chọn câu đúng. Liên bang CH XHCN Xô Viết bị sụp đổ vào thời gian nào? A. 1985; B. 1991; C. 1992; D. 1989 Câu 10: Vì sao Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) lại bị giải thể? A. Do “khép kín” cửa trong hoạt động. B. Do không đủ sức cạnh tranh với Mỹ và Tây Âu. C. Do sự lạc hậu về phương thức sản xuất. D. Do sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu.

2 đáp án
21 lượt xem
1 đáp án
30 lượt xem

Câu 11: Hiệp hội các nước Đông Nam Á được thành lập tai: A. Gia-các-ta (Inđônêxia) C. Băng cốc ( Thái lan) B. Ma-ni-la (Philippin) D. Cua-la-lăm-pơ ( Ma-lai-xi-a) Câu 12: Hội nghị I-an-ta diễn ra khi chiến tranh thế giới thứ hai: A. Bước vào giai đoạn kết thúc B. Đang diễn ra vô cùng ác liệt C. Bùng nổ và ngày càng lan rộng D. Đã kết thúc. Câu 13: Nguyên thủ của những cường quốc nào sau đây tham dự Hội nghị I-an-ta? A.Liên Xô, Mĩ, Nhật Bản B. Liên Xô, Anh, Nhật Bản C. Liên Xô, Mĩ, Anh D.Mĩ, Anh, Nhật Bản Câu 14: Nội dung nào không phải là ý nghĩa lịch sử về sự ra đời nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa? A. Kết thúc ách nô dịch hơn 100 năm đế quốc và hàng ngàn năm của chế độ phong kiến của phong kiến B. Đưa Trung quốc bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do C. Xã hội chủ nghĩa nối liền từ châu Âu sang châu Á D. Đưa Trung Quốc xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh. Câu 15: Cuộc tấn công của 135 thanh niên yêu nước vào pháo đài Môn-ca-đa có ý nghĩa gì? A. Thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh vũ trang ở Cu Ba và mở đầu cho phong trào 26/7. B. Đã lật đổ được chế độ độc tài thân Mĩ C. Tiêu diệt được đội quan đánh thuê của Mĩ D. Đưa Cu Ba tiến lên chủ nghĩa xã hội. Câu 16: Vì sao năm 1960 được gọi là năm Châu Phi? A. Tất cả các nước Bắc Phi giành độc lập B. Có 3 nước Ăng-gô-la, Mô-dăm-bich, Ghi-nê-bit-xao giành độc lập. C. Có 17 nước giành được độc lập D. Là dấu mốc đánh dấu chế độ phân biệt chủng tộc bị xóa bỏ. Câu 17: Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, tình hình kinh tế chính trị ở nhiều nước Mỹ La-tinh: A.Gặp nhiều khó khăn, có lúc trở nên căng thẳng B. Bị khủng hoảng sụp đổ do sự bao vây cấm vận của Mỹ C.Không ổn định ngày càng lệ thuộc vào Mỹ D.Phát triển ổn định và dành được nhiều thành tựu Câu 18: Điểm giống nhau cơ bản về hình thức giành chính quyền của các nước Mĩ La tinh so với các nước châu Á là gì? A. Chủ yếu giành chính quyền bằng khởi nghĩa vũ trang B. Chủ yếu giành chính quyền bằng đấu tranh chính trị quần chúng C. Chủ yếu giành chính quyền bằng đấu tranh ngoại giao D. Chủ yếu giành chính quyền bằng đấu tranh nghị trường Câu 19: So với các nước châu Á, châu Phi điểm khác biệt về tình hình chính trị của các nước Mĩ La tinh trước chiến tranh thế giới thứ hai là gi? A. Là những nước thuộc địa và đã mất hết độc lập chủ quyền vào tay đế quốc Mĩ. B. Là những nước đã giành được độc lập nhưng sau đó lại rơi vào vòng lệ thuộc của Mĩ. C. Là những nước đã giành độc lập nhưng sau đó lại trở thành những nước thuộc địa của Mĩ. D. Là những nước đã giành độc lập nhưng sau đó lại rơi vào vòng lệ thuộc của các nước thực dân phương tây. Câu 20: Biểu hiện chủ yếu nào chứng tỏ sau chiến tranh thế giới thứ hai Mĩ là nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới? A. Là một trong ba trung tâm kinh tế thế giới B. Là trung tâm công kinh tế tài chính duy nhất C. Sản lượng công nghiệp của Mĩ chiếm ¾ sản lượng công nghiệp của thế giới D. Sản lượng công nghiêp của Mĩ đứng đầu trong thế giới các nước tư bản Câu 21: Sự kiện được coi là: “ngọn gió thần” đối với sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai là: A. Hiến pháp mới được ban hành B. Viện trợ của Mĩ C. Việc Mĩ tiến hành chiến tranh xâm lược Triều Tiên, Việt Nam D. Việc Mĩ tiến hành chiến tranh xâm lược Triều Tiên Câu 22:Xu thế chung của thế giới hiện nay có gì khác so với trước chiến tranh lạnh? A. Hòa hoãn, hòa dịu trong quan hệ quốc tế B. Hình thành trật tự thế giới theo hướng đơn cực . C. Hầu hết các nước điều chỉnh chiến lược. D. Hòa bình ổn định hợp tác và phát triển. Câu 23: Từ sự phát triển kinh tế của Nhật Bản thập niên 60 – 70 của thế kỷ XX, Việt Nam có thể học tập kinh nghiệm chủ yếu nào cho công cuộc phát triển kinh tế hiện nay? A. Tích cực tiềm kiếm nguồn viện trợ từ bên ngoài để phát triển kinh tế B. Áp dụng khoa học – kỹ thuật hiện đại để tăng năng suất lao động. C. Tập trung đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao D. Đầu tư phát triển các ngành công nghiệp nặng Câu 24: Bước chuyển biến quan trọng trong quan hệ Việt Nam - Mĩ sau 1975 là gì? A. Chuyển từ đối đầu sang đối thoại. B. Bồi thường hậu quả của chiến tranh cho Việt Nam C. Thực hiện hợp tác về an ninh D. Hợp tác cùng phát triển đi lên xã hội chủ nghĩa. Câu 25: Xu thế phát triển của thế giới ngày nay tác động như thế nào đến Việt Nam: A. Tạo thời cơ cho Việt Nam thu hút vốn của nước ngoài B. Vừa là thời cơ vừa là thách thức C. Là thách thức lớn đối với các nước đang phát triển. D. Tạo điều kiện cho khoa học kĩ thuật phát triển.

2 đáp án
37 lượt xem

Câu 1(0,5điểm).Việc Liên xô chế tạo thành công bom nguyên tử (1949) có ý nghĩa gì? A.Làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mĩ và đồng minh; phá vỡ thế độc quyền bom nguyên tử của Mĩ B.Tạo ra thế cân bằng về sức mạnh hạt nhân giữa Liên Xô và Mĩ. C.Trả thù cho những nạn nhân của bom nguyên tử ở Nhật Bản năm 1945 D.Tạo điều kiện để Liên Xô tự bảo vệ . Câu 2( 0,5điểm). Mục đích ra đời của Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va là gì? A.Bảo vệ công cuộc xây dựng CNXH của các nước này, góp phần duy trì nền hoà bình an ninh của châu Âu và thế giới. B.Đẩy mạnh sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước xã hội chủ nghĩa C.Chạy đua vũ trang, phát động các cuộc chiến tranh xâm lược trên thế giới D.Xây dựng mối quan hệ hoà bình, hữu nghị và hợp tác giữa các nước trong khu vực, tạo nên một cộng đồng Đông Nam Á hùng mạnh. Câu 3(0,5điểm). Điều kiện nào để tạo thuận lợi cho nhân dân Đông Nam Á nổi dậy giành chình quyền sau chiến tranh thế giới thứ hai ? A. Các nước đồng minh tiến vào giải phóng B. Liên Xô giúp đỡ các nước Đông Nam Á C. Phát xít Nhật đầu hàng đồng minh không điều kiện D. Được sự giúp đỡ của quân Mĩ Câu 4(0,5điểm) . Những nước tiêu biểu cho cuộc khởi nghĩa vũ trang thành lập chính quyền giành độc lập ở khu vực Đông Nam Á ? A. Việt Nam, Thái Lan B. Lào, Căm- pu –chia C. In -đô- nê- xi-a D. Việt Nam, Lào, In- đô- nê- xi-a Câu 5 (0,5điểm). Phòng trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở khu vực Đông nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai lan rộng sang những đâu? A. Trung Quốc B. Đông Bắc Á C. Nam Á và Bắc Phi D. Tây Á Câu 6 (0,5 điểm). Tại sao gọi là “Năm châu Phi” ? A. Phòng trào đấu tranh bắt đầu bùng nổ ở châu Phi B. Năm Ai Cập giành độc lập C. Năm 17 nước châu Phi tuyên bố độc lập D. Năm tất cả các nước châu Phi tuyến bố độc lập Câu 7 ( 0,5điểm). Cách mạng Cu ba thắng lợi vào thời gian nào? A. Tháng 1 – 1959 B. Tháng 2 – 1959 C. Tháng 1 – 1960 D. Tháng 2 – 1960 Câu 8 (0,5 điểm ). Hệ thống thuộc địa các chủ nghĩa đế quốc thực dân về cơ bản đã bị sụp đổ vào thời gian nào? A. Năm 1960 B. Giữa những năm 60 của thế kỷ XX C. Cuối năm 1967 D. Cuối những năm 60 của thế kỷ XX Câu 9 (0,5 điểm). Cuối những năm 70 của thế kỉ XX chủ nghĩa thực dân tồn tại ở châu Phi dưới hình thức nào? A. Chủ nghĩa phát xít B. Chủ nghĩa thực dân kiểu mới C. Chế độ phân biệt chủng tộc (A- pát thai) D. Chế độ Do Thái Câu 10: Nhóm nước nào sau đây tham gia sáng lập tổ chức hiệp hội các nước Đông Nam Á ( ASEAN) ? A. Thái Lan, MaLaixia, Miến Điện, Philippin, Bru nây. B. Thái Lan, Philippin, In đônêxia, Malaixia, Xingapo.B. Thái Lan, Philippin, In đônêxia, Malaixia, Xingapo. C. Malaixia, Philippin, Miến Điện, Xingapo, Inđônêxia. D. Philippin, Bru nây, Inđônêxia, Xingapo, Thái Lan.

2 đáp án
30 lượt xem