• Lớp 9
  • Hóa Học
  • Mới nhất
2 đáp án
26 lượt xem
1 đáp án
30 lượt xem
2 đáp án
30 lượt xem

Câu 1. Cho vài giọt dung dịch bari clorua vào ống nghiệm chứa 1ml dung dịch axit sunfuric. Hiện tượng xảy ra là: có kết tủa màu trắng. có kết tủa đỏ nâu. có kết tủa màu xanh. không có hiện tượng. Câu 2. Dãy oxit tác dụng được với dung dịch NaOH là: Fe2O3, MgO, P2O5 MgO, K2O, CuO CO2, SO3, P2O5 Fe2O3, MgO, SO2 Câu 3. Chất tác dụng được với HCl và CO2 là: Nhôm Dung dịch bari hiđroxit (Ba(OH)_2) Kẽm Sắt. Câu 4. Dung dịch nào sau đây dùng để phân biệt Na2CO3 và Na2SO4? Dung dịch Pb(NO3)2 Dung dịch BaCl2 Dung dịch NaCl Dung dịch HCl. Câu 5. Để một mẩu NaOH trên tấm kính trong không khí, sau vài ngày thấy có chất rắn màu trắng phủ ngoài. Nếu nhỏ vài giọt dung dịch HCl vào chất rắn thấy có khí thoát ra, khí này làm đục nước vôi trong. Chất rắn màu trắng là sản phẩm phản ứng của NaOH với: O2 CO2 CO2 và H2O CO2 và O2. Câu 6. Cho sơ đồ chuyển hoá sau: C X1 X2 X3 Ca(OH)2. Trong đó X1, X2, X3 lần lượt là: A. CO2, CaCO3, CaO B. CO, CO2, CaCl2 C. CO2, Ca(HCO3)2, CaO D. CO, CaO, CaCl2. Câu 7. Dung dịch bazơ làm quỳ tím chuyển sang A. màu đỏ B. màu xanh C. không màu D. không đổi màu. Câu 8. Có 3 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một trong những chất rắn sau: CuO, BaCl2, và Na2CO3. Thuốc thử nào để có thể nhận biết được cả 3 chất trên? A. Nước cất B. Dung dịch NaOH C. Dung dịch H2SO4 D. Dung dịch phenolphtalein. Câu 9. Cần điều chế một lượng muối CuSO4, phương pháp nào sau đây tiết kiệm được axit sunfuric? A. Axit sunfuric tác dụng với kẽm oxit B. Axit sunfuric tác dụng với đồng (II) oxit C. Axit sunfuric đặc tác dụng với kim loại kẽm D. Axit sunfuric đặc tác dụng với kim loại đồng. Câu 10. Biết CuO có màu đen, dung dịch CuSO4 có màu xanh. Hiện tượng nào sau đây dùng để biết phản ứng CuO với H2SO4 đã xảy ra? A. Dung dịch sủi bọt B. Màu xanh của dung dịch phai dần C. Toả nhiệt mạnh D. Chất rắn (màu đen) tan dần, dung dịch có màu xanh Câu 11. Người ta có thể dùng quì tím để phân biệt hai dung dịch sau: A. HCl và Ca(OH)2 B. NaCl và Na2SO4 C. Ba(OH)2 và NaOH D. HCl và H2SO4 Câu 12. Trường hợp nào sau đây xảy ra phản ứng trao đổi giữa các chất trong dung dịch tạo thành chất rắn và chất khí? A. HCl + K2CO3 B. BaCO3 + H2SO4 C. FeCl3 + NaOH D. Na2SO3 + HCl Câu 13. Một người làm nông đã dùng phân (NH4)2HPO4 để bón ruộng. Thành phần % theo khối lượng của nguyên tố dinh dưỡng đạm và lân lần lượt là: A. 23,48 % và 21,21 % B. 21, 21 % và 32,48% C. 21,21 % và 23,48 % D. 21,21 % và 32,21 % Câu 14. Cho 3,36 lít khí SO2 (đktc) tác dụng vừa đủ với 500ml dung dịch Ba(OH)2 sinh ra BaSO3 và nước. Nồng độ mol/l của dung dịch Ba(OH)2 đã dùng là: A. 0,3M B. 7,5M C. 0,35M D. 0,03M. Câu 15. Biết 2,24 lít CO2 (đktc) tác dụng vừa hết với 200 ml dung dịch Ba(OH)2, sản phẩm là BaCO3 và nước. Khối lượng kết tủa thu được là: A. 197g B. 19,7g C. 1,97g D. 0,197g.

1 đáp án
29 lượt xem
2 đáp án
34 lượt xem
2 đáp án
25 lượt xem

Câu 1: Khi cho sợi dây đồng coopper vào sulfuric acid H2SO4 đặc rồi đun nóng nhẹ, hiện tượng nhìn thấy được là: A. Sợi dây đồng bị hòa tan dần, màu xanh lam của dung dịch nhạt dần, có khí không màu, mùi hắc thoát ra. B. Sợi dây đồng bị ăn mòn dần, dung dịch từ không màu chuyển dần thành màu xanh lam, có khí không màu, mùi hắc thoát ra. C. Sợi dây đồng bị ăn mòn dần, dung dịch từ không màu chuyển dần thành màu xanh lam, có khí không màu, không mùi thoát ra. D. Sợi dây đồng bị hòa tan dần, màu xanh lam của dung dịch đậm dần, có khí không mùi, không màu thoát ra. Câu 2: Hãy cho biết ý nào sau đây SAI A. Khi bị nung nóng, base không tan sẽ bị phân hủy thành basic oxide tương ứng và nước. B. Khi cho vôi sống vào nước, vôi sống hòa tan trong nước tạo thành nước vôi trong. C. Base làm quỳ tím hóa xanh. D. Dung dịch base làm dung dịch phenol phtalein từ không màu hóa hồng. Câu 3: Khi cho đinh sắt Iron Fe vào copper (II) sulfate CuSO4, hiện tượng nhìn thấy được là: A. Đinh sắt tan dần, màu xanh lam của dung dịch nhạt dần, có một lớp kim loại đồng copper màu đỏ bám lên đinh sắt iron. B. Đinh sắt bị ăn mòn dần, dung dịch từ không màu chuyển dần thành màu xanh lam, có một lớp kim loại đồng copper màu đỏ bám lên đinh sắt iron. C. Đinh sắt bị ăn mòn dần, dung dịch từ không màu chuyển dần thành màu xanh lam, có một lớp kim loại sắt iron bám lên kim loại đồng copper. D. Đinh sắt tan dần, màu xanh lam của dung dịch đậm dần, có một lớp kim loại đồng copper màu đỏ bám lên đinh sắt iron. Câu 4: Khi cho thanh kim loại đồng copper vào dung dịch silver nitrate AgNO3 hiện tượng nhìn thấy được là: A. Kim loại đồng copper tan dần, màu xanh lam của dung dịch nhạt dần, có một lớp kim loại bạc silver bám lên thanh kim loại đồng. B. Kim loại đồng copper tan dần, màu xanh lam của dung dịch đậm dần, có một lớp kim loại bạc silver bám lên thanh kim loại đồng. C. Kim loại đồng copper tan dần, dung dịch từ không màu chuyển thành màu xanh lam, có một lớp kim loại đồng copper bám lên thanh kim loại bạc silver. Câu 5: Cho một ít đá vôi calcium carbonate CaCO3 vào dung dịch nitric acid HNO3 thấy: A. Đá vôi bị hòa tan dần, có khí không màu, mùi hắc thoát ra. B. Đá vôi bị ăn mòn dần, có khí không màu, mùi hắc thoát ra. C. Đá vôi bị hòa tan dần, có khí không màu, không mùi thoát ra, có kết tủa trắng tạo thành. D. Đá vôi bị ăn mòn dần, có khí không màu, không mùi thoát ra.

1 đáp án
37 lượt xem
1 đáp án
34 lượt xem
1 đáp án
29 lượt xem