• Lớp 8
  • Sinh Học
  • Mới nhất

Qua quá trình tiêu hóa, chất nào sau đây trong thức ăn được biến đổi thành glixêrin và axit béo? A: Vitamin. B: Gluxit. C: Lipit. D: Prôtêin. 12 Cho sơ đồ mối quan hệ của máu, nước mô, bạch huyết trong cơ thể như sau: Picture 4 Các thành phần tương ứng với các số thứ tự 1, 2, 3, 4 lần lượt là: A: mao mạch bạch huyết, tế bào, mao mạch máu, nước mô. B: mao mạch bạch huyết, mao mạch máu, nước mô, tế bào. C: mao mạch bạch huyết, nước mô, mao mạch máu, tế bào. D: mao mạch bạch huyết, tế bào, nước mô, mao mạch máu. 13 Khi nói về hoạt động của hệ cơ, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (I). Nguyên nhân của sự mỏi cơ là do thiếu ôxi nên axit lactic tích tụ đầu độc cơ. (II). Khi cơ co tạo ra một lực để sinh công. (III). Sự ôxi hóa các chất dinh dưỡng tạo ra năng lượng cung cấp cho cơ hoạt động. (IV). Làm việc quá sức và kéo dài dẫn tới sự mỏi cơ. A: 3 B: 2 C: 1 D: 4 14 Hệ cơ quan nào sau đây ở người có chức năng đảm bảo sự thích ứng của cơ thể trước những thay đổi của môi trường? A: Hệ thần kinh. B: Hệ tuần hoàn. C: Hệ hô hấp. D: Hệ bài tiết. 15 Cơ quan nào của đường dẫn khí có tuyến amiđan và tuyến V. A chứa nhiều tế bào limphô? A: Khí quản. B: Họng. C: Thanh quản. D: Phế quản. 16 Hình ảnh sau mô tả một loại mô. Picture 2 Loại mô này là A: mô biểu bì. B: mô liên kết. C: mô thần kinh. D: mô cơ. 17 Xương lớn lên về bề ngang nhờ sự phân chia của các..,, xương dài ra nhờ sự phân chia của các …..tăng trưởng. Các cụm từ thích hợp cần điền vào ô trống trên theo thứ tự là A: tế bào xương và tế bào mô liên kết. B: tế bào mô cơ và tế bào lớp sụn. C: tế bào lớp sụn và tế bào xương. D: tế bào xương và tế bào lớp sụn. 18 Thành phần nào sau đây của máu chỉ là các mảnh chất tế bào? A: Bạch cầu limphô. B: Hồng cầu. C: Bạch cầu mônô. D: Tiểu câu. 19 Từ ngoài vào trong, các lớp cơ của dạ dày sắp xếp theo trật tự nào sau đây? A: Cơ dọc - cơ vòng - cơ chéo. B: Cơ chéo - cơ vòng - cơ dọc. C: Cơ vòng - cơ dọc - cơ chéo. D: Cơ dọc - cơ chéo - cơ vòng. 20 Màng sinh chất đảm nhiệm chức năng nào sau đây? A: Bao bọc tế bào, thực hiện quá trình trao đổi chất giữa tế bào và môi trường. B: Thu gom, hoàn thiện, đóng gói và phân phối sản phẩm trong tế bào C: Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào, có vai trò quyết định trong di truyền. D: Tham gia hoạt động hô hấp giải phóng năng lượng. 21 Khi nói về enzim amilaza, những phát biểu nào sau đây đúng? (I). Enzim trong nước bọt hoạt động tốt ở nhiệt độ 37o C. (II). Enzim trong nước bọt hoạt động tốt ở pH là 7,2. (III). Enzim trong nước bọt bị phá hủy ở nhiệt độ 100o C. (IV). Enzim trong nước bọt biến đổi tinh bột thành đường. A: (I), (II). B: (III), (IV). C: (I), (IV). D: (I), (III). 22 Ngón nào trên bàn tay của người có nhiều nhóm cơ nhất? A: Ngón áp út. B: Ngón trỏ. C: Ngón giữa. D: Ngón cái. 23 Chất nhày trong dịch vị bao phủ bề mặt niêm mạc dạ dày có tác dụng A: ngăn cách các tế bào niêm mạc với pepsin và HCl. B: dự trữ nước cho hoạt động co bóp của dạ dày. C: tiết ra chất tiêu diệt virut gây hại. D: hoạt hóa enzim làm tăng hiệu quả tiêu hoá thức ăn. 24 Cơ quan nào của đường dẫn khí có vai trò quan trọng trong việc phát âm? A: Phổi. B: Khí quản. C: Thanh quản. D: Phế quản. 25 Khi kích thích vào cơ quan … (1) … sẽ làm xuất hiện xung thần kinh theo nơron …(2)… về trung ương thần kinh. Trung ương thần kinh phát lệnh dưới dạng xung thần kinh theo nơron … (3) … tới cơ làm cơ co. Các cụm từ thích hợp cần điền vào các chỗ trống số (1), (2), (3) lần lượt là: A: thụ cảm, hướng tâm, li tâm. B: vận động, hướng tâm, li tâm. C: vận động, li tâm, hướng tâm. D: thụ cảm, li tâm, hướng tâm.

2 đáp án
22 lượt xem

Khi nói về cấu tạo của một bắp cơ, phát biểu nào sau đây sai? A: Phần giữa bắp cơ phình to gọi là bụng cơ. B: Trong bắp cơ có nhiều bó cơ, mỗi bó cơ có nhiều sợi cơ. C: Hai đầu bắp cơ có mỡ bám vào các xương. D: Bao ngoài bắp cơ là màng liên kết. 2 Loại tế bào nào sau đây của máu tạo ra kháng thể? A: Bạch cầu mônô. B: Bạch cầu limphô B. C: Bạch cầu trung tính. D: Bạch cầu limphô T. 3 Để hệ cơ phát triển tốt cần tránh thói quen nào sau đây? A: Luyện tập thể dục thể thao hợp lí. B: Lao động vừa sức. C: Ăn uống khoa học. D: Ngồi nhiều. 4 Trường hợp nào sau đây là miễn dịch nhân tạo? A: Người từ khi sinh ra cho tới hết cuộc đời không bị mắc bệnh lở mồm, long móng của trâu bò. B: Người có sức đề kháng tốt thì không bị nhiễm bệnh sởi. C: Người không bị bệnh lao vì đã được tiêm phòngvacxin bệnh này. D: Người bị bệnh thủy đậu rồi khỏi và không bao giờ bị lại bệnh đó nữa 5 Cho sơ đồ cấu tạo hệ tuần hoàn máu như sau: Picture 5 Thành phần cấu tạo tương ứng với các số 1, 2, 3, 4 lần lượt là: A: tâm nhĩ trái, động mạch chủ, tâm thất phải, động mạch phổi. B: tâm nhĩ phải, động mạch phổi, tâm thất trái, động mạch chủ. C: tâm thất trái, động mạch chủ, tâm nhĩ phải, động mạch phổi. D: tâm thất phải, động mạch phổi, tâm nhĩ trái, động mạch chủ. 6 Một học sinh lớp 8 hô hấp sâu 14 nhịp /1 phút, mỗi nhịp hít vào 600 ml không khí. Thành phần khí CO2 trong không khí khi hít vào và thở ra lần lượt là 0,03 % và 4,10%. Lượng khí CO2 học sinh đó thải ra môi trường qua hô hấp trong 1 giờ là A: 15498,00 ml. B: 20512,80 ml. C: 20664,00 ml. D: 15384,60 ml. 7 Theo thể tích, thành phần máu người gồm A: 45% các tế bào máu và 55% huyết tương. B: 65% các tế bào máu và 35% huyết tương. C: 35% các tế bào máu và 65% huyết tương. D: 55% các tế bào máu và 45% huyết tương. 8 Một loại mô có đặc điểm cấu tạo và chức năng như sau: (I). Gồm các nơron và các tế bào thần kinh đệm. (II). Có chức năng tiếp nhận kích thích, xử lí thông tin và điều khiển sự hoạt động các cơ quan trả lời các kích thích của môi trường. (III). Cấu tạo nơron gồm thân chứa nhân, sợi nhánh, sợi trục. Loại mô đó là A: mô cơ. B: mô biểu bì. C: mô liên kết. D: mô thần kinh. 9 Xương cột sống của người gồm có: A: 7 đốt sống cổ, 11 đốt sống ngực, 6 đốt sống thắt lưng, 5 đốt xương cùng và xương cụt. B: 7 đốt sống cổ, 12 đốt sống ngực, 5 đốt sống thắt lưng, 5 đốt xương cùng và xương cụt. C: 7 đốt sống cổ, 13 đốt sống ngực, 4 đốt sống thắt lưng, 5 đốt xương cùng và xương cụt. D: 5 đốt sống cổ, 12 đốt sống ngực, 7 đốt sống thắt lưng, 5 đốt xương cùng và xương cụt. 10 Hình ảnh bên mô tả cấu tạo bộ xương người. Các loại xương tương ứng với các số (1), (2), (3) lần lượt là: Picture 3 A: xương đầu, xương thân, xương chi. B: xương thân, xương đầu, xương chi. C: xương chi, xương đầu, xương thân. D: xương đầu, xương chi, xương thân.

2 đáp án
26 lượt xem

Câu 11. Khi bị mụn trứng cá, chúng ta cần lưu ý điều gì? A. Tất cả các phương án còn lại B. Rửa mặt thật sạch ngày 2 lần C. Không nặn mụn, hạn chế sờ tay lên mặt D. Nếu xuất hiện bội nhiễm, hãy nhanh chóng tìm đến các bác sĩ chuyên khoa Câu 12. Ở hệ thần kinh người, bộ phận ngoại biên trung ương không bao gồm thành phần nào dưới đây? A. Tiểu não B. Trụ não C. Tủy sống D. Hạch thần kinh Câu 13. Dựa vào đâu mà hệ thần kinh người được phân biệt thành hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng? A. Cấu tạo B. Chức năng C. Tần suất hoạt động D. Thời gian hoạt động Câu 14. Đơn vị cấu tạo nên hệ thần kinh là A. hạch thần kinh. B. dây thần kinh. C. cúc xináp. D. nơron. Câu 15. Mỗi nơron có bao nhiêu sợi trục? A. 4 B. 3 C. 2 D. 1 Câu 16. Bao miêlin là cấu trúc nằm trên bộ phận nào của nơron? A. Thân nơron B. Sợi trục C. Sợi nhánh D. Cúc xináp Câu 17. Nơron có chức năng gì ? A. Cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh B. Tiếp nhận và xử lí các kích thích C. Trả lời các kích thích D. Tất cả các phương án trên Câu 18. Khi nói về nơron, nhận định nào dưới đây là đúng ? A. Không có khả năng phân chia B. Không có khả năng tái sinh phần cuối sợi trục C. Có nhiều sợi trục D. Có một sợi nhánh Câu 19. Cúc xináp nằm ở vị trí nào trên nơron ? A. Giữa các bao miêlin B. Đầu sợi nhánh C. Cuối sợi trục D. Thân nơron Câu 20. Ở người, hoạt động nào dưới đây chịu sự điều khiển của vỏ não ? A. Bài tiết nước tiểu B. Co bóp dạ dày C. Dãn mạch máu dưới da D. Co đồng tử

2 đáp án
81 lượt xem

Câu 1. Da bị xây xát có hại như thế nào đến sức khỏe? ( Chú ý câu trả lời có thể có nhiều hơn một phương án đúng) A. Tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển, phát sinh các bệnh ngoài da, hạn chế hoạt động bài tiết mồ hôi B. Khiến da nhạy cảm hơn trước tác động của tia tử ngoại từ ánh sáng mặt trời C. Dễ nhiễm trùng, thậm chí có thể gây bệnh nguy hiểm như nhiễm trùng máu, nhiễm khuẩn uốn ván … D. Có nguy cơ cao mắc những bệnh lây lan qua đường máu Câu 2: Da sạch có khả năng diệt khuẩn bám trên da là: A. 85% B. 95% C. 90% D.98% Câu 3: Những bệnh về da ở người già thường hay gặp là: A. Ghẻ mò, thủy đậu, chân tay miệng B. Mũi đỏ, rôm sảy, mày đay C. Xơ hóa da, ung thư da D. Mụn cơm, mày đay, chân tay miệng Câu 4: Hiện tượng mụn trứng cá ở tuổi dậy thì chủ yếu là do sự tăng cường hoạt động của bộ phận nào ? A. Lông và bao lông B. Tuyến nhờn C. Tuyến mồ hôi D. Tầng tế bào sống Câu 5. Để tăng cường sức chịu đựng của làn da, chúng ta có thể áp dụng biện pháp nào sau đây ? A. Thường xuyên tập thể dục, thể thao B. Tắm nước lạnh theo lộ trình tăng dần mức độ nhưng phải đảm bảo độ vừa sức C. Tắm nắng vào sáng sớm (6 – 7 giờ vào mùa hè hoặc 8 – 9 giờ vào mùa đông) D. Tất cả các phương án còn lại Câu 6. Để phòng ngừa các bệnh ngoài da, biện pháp khả thi nhất là gì ? A. Tránh để da bị xây xát B. Luôn vệ sinh da sạch sẽ C. Bôi kem dưỡng ẩm cho da D. Tập thể dục thường xuyên Câu 7. Da của loài động vật nào dưới đây thường được dùng trong điều trị bỏng cho con người ? A. Ếch B. Bò C. Cá mập D. Khỉ Câu 8. Bệnh nào dưới đây là một trong những bệnh ngoài da ? A. Tả B. Sốt xuất huyết C. Hắc lào D. Thương hàn Câu 9. Khi vết thương hở tiếp xúc với bùn, đất bẩn hoặc phân động vật, ta có nguy cơ mắc bệnh nào dưới đây ? A. Uốn ván B. Tiêu chảy cấp C. Viêm gan A D. Thủy đậu Câu 10. Khi bị bỏng nhẹ, chúng ta cần phải thực hiện ngay thao tác nào sau đây ? A. Băng bó vết bỏng bằng bông và gạc sạch B. Bôi kem liền sẹo lên phần da bị bỏng C. Ngâm phần da bị bỏng vào nước lạnh và sạch D. Rửa vết thương trên vòi nước với xà phòng diệt khuẩn

2 đáp án
20 lượt xem
2 đáp án
15 lượt xem
2 đáp án
15 lượt xem
2 đáp án
16 lượt xem