• Lớp 8
  • Địa Lý
  • Mới nhất

4 Nhận định nào sau đây phản ánh ảnh hưởng của hình dạng lãnh thổ đối với thiên nhiên nước ta? A. Khí hậu có sự phân hóa theo độ cao địa hình. B. Ngăn cản ảnh hưởng của gió mùa vào sâu trong đất liền. C. Khí hậu phân hóa theo chiều Bắc - Nam. D. Cảnh quan thiên nhiên phong phú, đa dạng. 5 Đặc điểm về chế độ nhiệt của khí hậu nước ta là A. dưới 230 C và giảm dần từ Bắc vào Nam. B. trên 210 C và tăng dần từ Bắc vào Nam. C. dưới 210 C và tăng dần từ Bắc vào Nam. D. trên 230 C và giảm dần từ Bắc vào Nam. 6 Sông nào sau đây thuộc hệ thống sông ngòi Bắc Bộ? A. Sông Ba. B. Sông Cả. C. Sông Thái Bình. D. Sông Đồng Nai. 7 Vĩ độ 230 23’B là điểm cực nào sau đây trên lãnh thổ phần đất liền của nước ta? A. Cực Tây. B. Cực Bắc. C. Cực Nam. D. Cực Đông. 8 Ranh giới của vùng núi Tây Bắc nằm ở A. phía Nam sông Cả tới dãy Bạch Mã. B. giữa sông Hồng và sông Cả. C. tả ngạn sông Hồng. D. phía Nam dãy Bạch Mã. 9 Loại đất phân bố chủ yếu ở các vùng đồng bằng châu thổ nước ta là A. đất phù sa. B. đất mùn núi cao. C. đất feralit. D. đất mặn ven biển. 10 Nhận định nào sau đây đúng về đặc điểm khí hậu ở Hà Nội? A. Lạnh và mưa nhiều quanh năm. B. Nóng và mưa nhiều quanh năm. C. Mùa đông lạnh, mưa ít; mùa hạ nóng, mưa nhiều. D. Mùa đông lạnh và mưa nhiều, mùa hạ nóng và mưa ít. 11 Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết mùa bão ở miền khí hậu phía Bắc diễn ra trong khoảng thời gian nào sau đây? A. Tháng 6 đến tháng 9. B. Tháng 10 đến tháng 12. C. Tháng 8 đến tháng 11. D. Tháng 9 đến tháng 12. 12 Đặc điểm nào sau đây không đúng về vị trí địa lí của duyên hải Nam Trung Bộ? A. Cầu nối giữa Đông Nam Bộ và Bắc Trung Bộ. B. Giáp với Campuchia. C. Cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên. D. Giáp biển Đông. 13 Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có mùa đông lạnh nhất cả nước do A. chịu sự tác động của độ cao địa hình. B. chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Đông Bắc C. nằm trong khu vực khí hậu ôn đới. D. vị trí phần lớn nằm sâu trong đất liền. 14 Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, điểm giống nhau của hai trạm khí hậu Đà Nẵng và Nha Trang là A. thời gian mùa bão. B. cùng vĩ độ địa lí. C. biên độ nhiệt. D. thời gian mùa mưa 15 Cho bảng số liệu: Picture 4 Theo bảng số liệu, để thể hiện sự thay đổi về nhiệt độ và lượng mưa qua các tháng ở Hà Nội, dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A. Đường. B. Tròn. C. Cột. D. Kết hợp. 16 Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có khí hậu nóng quanh năm do A. chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam. B. nằm ở khu vực khí hậu cận xích đạo. C. tác động của dải hội tụ nhiệt đới. D. địa hình chủ yếu là đồng bằng thấp. 17 Nguyên nhân nào dưới đây khiến khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới? A. Vị trí gần trung tâm khu vực Đông Nam Á. B. Vị trí thuộc bán đảo Đông Dương. C. Vị trí tiếp giáp với biển Đông. D. Vị trí nằm trong vùng nội chí tuyến. 18 Dạng địa hình nào sau đây chiếm ưu thế ở nước ta? A. Đồi núi thấp. B. Cao nguyên. C. Đồng bằng. D. Núi cao. 19 Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết sông Cầu thuộc hệ thống sông nào sau đây? A. Sông Mã. B. Sông Thái Bình. C. Sông Hồng. D. Sông Cả. 20 Đặc điểm địa hình nước ta cuối giai đoạn Cổ kiến tạo là A. đại bộ phận lãnh thổ bị nước biển bao phủ. B. hình thành các đồng bằng phù sa cổ. C. chịu tác động của nội lực nâng cao địa hình. D. bị ngoại lực bào mòn thành những bề mặt san bằng. 21 Ở vùng biển nước ta có mùa hạ mát và mùa đông ấm hơn đất liền là do A. hoạt động của khối khí đại dương. B. gió hoạt động theo mùa. C. tác động của yếu tố địa hình. D. hoạt động của dòng biển nóng. 22 Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 -5, cho biết tỉnh Yên Bái không giáp với tỉnh nào sau đây? A. Sơn La B. Vĩnh Phúc. C. Phú Thọ. D. Lào Cai. 23 Tỉnh/thành phố nào sau đây có vịnh biển được UNESCO hai lần công nhận là di sản thiên nhiên thế giới? A. Đà Nẵng. B. Nha Trang. C. Quảng Ninh. D. Kiên Giang. 24 Loại gió nào ở nước ta có tính chất lạnh khô và hoạt động từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau? A. Tín phong Đông Bắc B. Gió mùa Đông Bắc C. Gió phơn Tây Nam. D. Gió mùa Tây Nam. 25 Vùng biển nước ta không giáp với vùng biển của nước nào sau đây? A. Trung Quốc B. Thái Lan. C. Campuchia D. Hàn Quốc.

2 đáp án
57 lượt xem
1 đáp án
69 lượt xem
2 đáp án
25 lượt xem

Câu 19. Nguyên nhân chủ yếu làm cạn kiệt nhanh chóng một số tài nguyên khoáng sản nước ta? A.Phần lớn khoáng sản có trữ lượng vừa và nhỏ. B.Thiếu vốn đầu tư, thiếu lao động có trình độ. C.Khai thác khoáng sản chưa hợp lí, kĩ thuật lạc hậu. D.Công nghiệp chế biến khoáng sản chưa phát triển. Câu 20. Tính chất của gió mùa Tây Nam hoạt động vào mùa hạ của nước ta là A.lạnh ẩm. B.lạnh khô. C. nóng ẩm. D.khô nóng. Câu 21: Sự thất thường trong chế độ nhiệt diễn ra mạnh ở miền khí hậu phía Bắc do A.tác động của gió mùa Đông Bắc. B.hoạt động của gió mùa mùa hạ. C.tác động của biển và gió từ biển thổi vào. D.thiên tai(bão, lũ, hạn hán) và gió Lào. Câu 22: Cho bảng số liệu: Tổng lượng mưa trung bình qua các năm tại Hà Nội, Huế và Cà Mau (Đơn vị :mm/năm) Năm 2010 2012 2014 2016 Hà Nội 1239,2 1801,2 1660,6 1631,1 Huế 2854,0 2370,0 2309,5 3799,5 Cà Mau 2244,4 2153,9 2065.7 2304,1 (Ngồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017) Để so sánh tổng lượng mưa trung bình qua các năm của ba địa điểm trên, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A.Cột nhóm. B.Miền. C.Tròn. D.Cột chồng. Câu 23. Trường Sa- quần đảo xa nhất về phía đông của nước ta thuộc tỉnh( thành phố) A. Đà Nẵng B. Quảng Nam.C. Khánh Hòa. D. Kiên Giang. Câu 24:Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, cho biết nước ta không giáp với biên giới quốc gia nào sau đây? A. Lào. B. Trung Quốc. C. Cam-pu-chia. D. Thái Lan Câu 25. Sông ngòi Trung Bộ thường ngắn và dốc, phân thành nhiều lưu vực nhỏ độc lập vì A. Địa hình hẹp ngang, đồi núi ăn sát ra biển. B. Địa hình hẹp ngang C. Địa hình cao nhất Việt Nam D. Địa hình đồng bằng. Câu 26 : Căn cứ vào AtlatĐịalíViệtNam trang13, hãy cho biếtnhận định nào sau đây đúngnhấtvềđặcđiểmcủabốn cánh cung ở vùng núiĐông Bắc? A.Song song vớinhau. B.So levớinhau. C.Chụmlạiở TamĐảo mở rộng vềphía BắcvàĐông. D.Có hướng Tây Bắc-ĐôngNam. Câu 27:Cho bảng sau: Nhận xét nào sau đây không đúng về mùa lũ trên các lưu vực sông? A. Mùa lũ ở Bắc Bộ đến sớm nhất, lũ từ tháng 6 đến tháng 10 cao nhất vào tháng 8. B. Mùa lũ ở Trung Bộ lệch vào mùa thu đông từ tháng 9 đến tháng 12, lũ cao nhất vào tháng 11. C. Mùa lũ ở Nam Bộ đến sớm hơn Trung Bộ và muộn hơn Bắc Bộ. D. Mùa lũ ở Nam Bộ đến muộn nhất từ tháng 7 đến tháng 11, lũ cao nhất vào tháng 10. Câu 28: Căn cứ vào AtlatĐịalíViệtNam trang10, hãy cho biếtsông nào sauđây có lưu lượng nước lớn nhất(theosố liệu đo ở cáctrạmMỹ Thuận, trạm Cần Thơ, trạmHàNộivà trạm Cung Sơn)? A. SôngĐàRằng. B.Sông Mã. C. Sông MêCông(Cửu Long). D. Sông Hồng. Câu 29: Đường bờ biển nước ta dài A. 1400 km. B. 1650 km. C. 3260 km. D. 4600 km. Câu 30: Độ muối bình quân của Biển Đông là A. 30- 32 %o B. 30- 33 %o C. 30- 34 %o D. 30- 35 %o

1 đáp án
74 lượt xem

Câu 1: Bộ phận nổi bật, quan trọng nhất trong cấu trúc địa hình Việt Nam là: A. Đồng bằng B. Đồi núi C. Bờ biển D. Thềm lục địa. Câu 2. Địa hình nước ta có 2 hướng chủ yếu là: A. hướng Tây Bắc - Đông Nam và hướng vòng cung. B. hướng Tây Nam - Đông Bắc và hướng vòng cung. C. hướng Bắc – Nam và hướng Tây Bắc - Đông Nam. D. hướng vòng cung và hướng Đông - Tây. Câu 3. Vùng núi nước ta có nhiều hang động Cacxtơ do: A. địa hình nhiều đồi núi, bị chia cắt phức tạp. B. chịu ảnh hưởng của vận động Tân kiến tạo. C. nhiều núi đá vôi, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. D. tác động của ngoại lực và của con người. Câu 4. Ý nào sau đây không phải là biểu hiện đặc điểm nhiệt đới gió mùa của địa hình Việt Nam? A. Đất đá bị phong hóa mạnh mẽ, địa hình bị sạt lở. B. Các khối núi lớn bị xói mòn, cắt xẻ, xâm thực. C. Những hang động rộng lớn, kì vĩ rất phổ biến. D. Có nhiều bậc như: đồi núi, đồng bằng, thềm lục địa. Câu 5. Đặc điểm của khí hậu nước ta là: A. nhiệt đới ẩm gió mùa, đa dạng và thất thường. B. nhiệt đới nắng lắm, mưa nhiều, nhiệt độ cao. C. khí hậu vùng gió mùa với một mùa mưa và một mùa khô. D. khí hậu nhiệt đới, đa dạng, thất thường, nhiều thiên tai. Câu 6. Ý nào sau đây không phải là biểu hiện tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta? A. Bầu trời quanh năm chan hòa ánh nắng. B. Nhiệt độ trung bình năm trên cả nước đều vượt 210 C. C. Số giờ có nắng từ 1400 đến 3000 giờ một năm. D. Miền Bắc có mùa đông lạnh Câu 7. Nhân tố quan trọng góp phần hình thành nhiều vùng khí hậu, miền khí hậu ở nước ta: A. độ cao địa hình và hướng của các dãy núi lớn. B. hoạt động của gió mùa mùa đông. C. tác động của biển và gió từ biển thổi vào. D. thiên tai (bão, lũ, hạn hán) và gió Lào. Câu 8. Tác động xấu do mưa ngâu kéo dài vào tháng 8 hàng năm ở nước ta là: A. gây ngập úng cho đồng bằng Nam Bộ. B. gây ngập úng cho đồng bằng Bắc Bộ. C. phá hoại sản xuất vùng đồng bằng miền Trung. D. gây ngập úng trên cả nước. Câu 9. Cho bảng số liệu: Tổng số giờ nắng tại một số địa điểm năm 2016. Địa điểm Hà Nội Huế Cà Mau Giờ nắng 1339,8 1754,2 2104,6 (Nguồn Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017) Nhận xét nào sau đây không đúng về tổng số giờ nắng của ba địa điểm đại diện cho ba miền Bắc, Trung, Nam nước ta? A. Số giờ nắng ở nước ta dao động từ 1300 giờ đến hơn 2100 giờ. B. Số giờ nắng ở nước ta có xu hướng tăng dần từ Bắc vào Nam. C. Số giờ nắng ở các địa phương đại diện cho ba miền không đều nhau. D. Số giờ nắng ở nước ta có xu hướng tăng dần từ Nam ra Bắc. Câu 10. Một trong những đặc điểm chung của sông ngòi nước ta là: A. chảy theo hai hướng chính là Tây - Đông và Đông - Tây. B. có nhiều sông và chủ yếu là các hệ thống sông lớn. C. mạng lưới dày đặc và phân bố rộng khắp cả nước. D. có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Câu 11. Từ tháng 11 đến tháng 4 là khoảng thời gian thịnh hành của gió: A. Tây Bắc. B. Đông Bắc. C. Đông Nam. D. Tây Nam. Câu 12. Để hạn chế lũ lụt, một trong những biện pháp hữu hiệu nhất là: A. Trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn. B. Xử lý nước thải, chất thải công nghiệp. C. Khai thác tốt các nguồn lợi từ sông. D. Đắp đê ngăn lũ. Câu 13Nhóm đất chiếm diện tích lớn nhất nước ta là: A. Phù sa. B. Feralit. C. Mùn núi cao. D. Cả 3 nhóm bằng nhau. Câu 14.Nguyên nhân quan trọng nhất làm cho tài nguyên rừng gần đây vẫn tiếp tục bị suy giảm là A. chiến tranh hủy diệt. B. đốt rừng làm nương rẫy. C. cháy rừng. D. khai thác quá mức phục hồi. Câu 15. Giới hạn của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ bao gồm A. vùng đồi núi tả ngạn sông Hồng và khu đồng bằng Bắc Bộ. B. vùng đồi núi phía Bắc nước ta và khu đồng bằng Bắc Bộ. C. toàn bộ miền Bắc và vùng Đông Bắc nước ta. D. vùng núi Đông Bắc, Tây Bắc và vùng đồng bằng sông Hồng. Câu 16. Lãnh thổ nước ta có đặc điểm: A. trải dải theo chiều Bắc – Nam và hẹp ngang theo chiều Tây – Đông. B. trải rộng theo chiều Tây – Đông khoảng 15 độ vĩ tuyến. C. phần đất liền thuộc múi giờ số 9 D. Bờ biển ngắn ít cắt xẻ, thềm lục địa sâu Câu 17. Các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây phần đất liền nước ta lần lượt thuộc các tỉnh A.Hà Giang, Cà Mau, Điện Biên, Khánh Hòa. B.Hà Giang, Điện Biên, Cà Mau, Khánh Hòa. C. Điện Biên,Hà Giang, Cà Mau, Khánh Hòa. D.Hà Giang, Cà Mau, Khánh Hòa, Điện Biên. Câu 18. Hai vịnh biển nào sau đây có diện tích lớn nhất? A.Vịnh Bắc Bộ và vịnh Vân Phong. B. Vịnh Bắc Bộ và vịnh Nha Trang. C.Vịnh Thái Lan và Vịnh Bắc Bộ. D. Vịnh Thái Lan và vịnh Vân Phong.

1 đáp án
89 lượt xem