• Lớp 7
  • GDCD
  • Mới nhất
2 đáp án
25 lượt xem
2 đáp án
21 lượt xem
2 đáp án
25 lượt xem
2 đáp án
23 lượt xem
2 đáp án
19 lượt xem

Câu 1: Di sản văn hóa bao gồm? A. Di sản văn hóa vật thể và hữu hình. B. Di sản văn hóa phi vật thể và vô hình. C. Di sản văn hóa hữu hình và vô hình. D. Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Câu 2: Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể hay còn được gọi là? A. Di sản văn hóa vật chất và tinh thần. B. Di sản văn hóa trừu tượng và phi trừu tượng. C. Di sản văn hóa vô hình và hữu hình. D. Di sản văn hóa đếm được và không đếm được. Câu 3 : Những sản phẩm tinh thần có giá trị về lịch sử, văn hoá, khoa học được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác được gọi là ? A. Di sản. B. Di sản văn hóa. C. Di sản văn hóa vật thể. D. Di sản văn hóa phi vật thể. Câu 4 : Sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, bao gồm các di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh, các di vật cổ vật, bảo vật quốc gia được gọi là? A. Di sản. B. Di sản văn hóa. C. Di sản văn hóa vật thể. D. Di sản văn hóa phi vật thể. Câu 5: Di sản văn hóa vật thể bao gồm? A. Di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh. B. Di tích lịch sử - văn hóa và tài nguyên thiên nhiên. C. Danh lam thắng cảnh và tài nguyên thiên nhiên. D. Tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Câu 6: Hát xoan, hát quan họ thuộc loại di sản văn hóa nào ? A. Di sản văn hóa vật thể. B. Di sản văn hóa phi vật thể. C. Di tích lịch sử. D. Danh lam thắng cảnh. Câu 7: Thành cổ Quảng Trị, ngã ba Đồng Lộc, hoàng thành Thăng Long thuộc loại di sản văn hóa nào? A. Di sản văn hóa vật thể. B. Di sản văn hóa phi vật thể. C. Di tích lịch sử. D. Danh lam thắng cảnh. Câu 8: Tính đến năm 2019, Việt Nam có bao nhiêu di sản văn hóa được UNESCO công nhận? A. 13. B. 14. C. 15. D. 16. Câu 9: Di sản tư liệu của Việt Nam được công nhận di sản tư liệu thế giới là? A. Mộc bản triều Nguyễn. B. Châu bản triều Nguyễn. C. Mộc bản kinh phật chùa Vĩnh Nghiêm. D. Mộc bản triều Nguyễn, Châu bản triều Nguyễn, Mộc bản kinh phật chùa Vĩnh Nghiêm. Câu 10: Nếu phát hiện trong vườn nhà có vật cổ không rõ nguồn gốc từ đâu bạn sẽ làm gì? A. Báo cho chính quyền địa phương. B. Mang đi bán. C. Lờ đi coi như không biết. D. Giấu không cho ai biết. Câu 11: Thắp hương thờ cúng tổ tiên được gọi là? A. Tôn giáo. B. Tín ngưỡng. C. Mê tín dị đoan. D. Truyền giáo. Câu 12: Lòng tin vào một cái gì đó thần bí (thần linh, thượng đế, chúa trời)được gọi là? A. Tôn giáo. B. Mê tín dị đoan. C. Tín ngưỡng. D. Công giáo. Câu 13: Hình thức tín ngưỡng có hệ thống tổ chức, với những quan niệm, giáo lí thể hiện rõ sự tín ngưỡng, sùng bái thần linh và những hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái ấy được gọi là ? A. Tôn giáo. B. Tín ngưỡng. C. Mê tín dị đoan. D. Truyền giáo. Câu 14 : Vào dịp tháng Giêng các gia đình thường đi xem bói, việc làm đó là? A. Tôn giáo. B. Tín ngưỡng. C. Mê tín dị đoan. D. Công giáo. Câu 15: Tin vào những điều mơ hồ, nhảm nhí, không phù hợp với lẽ tự nhiên (tin vào bói toán, chữa bệnh bằng phù phép) dẫn tới hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình, cộng đồng về sức khoẻ, thời gian, tài sản, tính mạng được gọi là ? A. Tôn giáo. B. Mê tín dị đoan. C. Tín ngưỡng. D. Truyền giáo. Câu 16: “Mùng năm mười bốn hai ba. Đi chơi cũng thiệt huống là đi buôn” nói về yếu tố nào ? A. Tôn giáo. B. Mê tín dị đoan. C. Truyền giáo. D. Tín ngưỡng. Câu 17: Ở Việt Nam, tôn giáo nào chiếm tỷ lệ lớn nhất? A. Phật giáo. B. Thiên Chúa giáo. C. Đạo Cao Đài. D. Đạo Hòa Hảo. Câu 18: Hành vi nào sau đây là cách xử sự đúng? A. Ăn trộm tiền của chùa. B. Vừa nghịch điện thoại vừa nghe giảng đạo. C. Mặc quần áo ngắn khi đi chùa. D. Không vứt rác bừa bãi ở khuôn viên chùa Câu 19: Các quan niệm: Không ăn trứng trước khi đi thi, không ăn lạc khi thi được gọi là? A. Tôn giáo. B. Tín ngưỡng. C. Mê tín dị đoan. D. Truyền giáo. Câu 20: Thờ đức chúa, không thắp hương mà đi nghe giảng kinh đạo thuộc đạo nào? A. Đạo Tin lành. B. Đạo Thiên Chúa. C. Đạo Phật. D. Đạo Hòa Hảo

2 đáp án
76 lượt xem
2 đáp án
28 lượt xem