1. Em hãy cho biết bản chất của nhà nước ta là gì? Bộ máy nhà nước gồm những cơ quan nào? Nêu cụ thể từng cơ quan 2. So sánh những điểm giống và khác nhau giữa tín ngưỡng, tôn giáo và mê tín dị đoan. Cho ví dụ 3.Theo em người có đạo có phải là người tín ngưỡng ko. Vì sao? 4.Giải thích vì sao nhà nước ta là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân 5.Bộ máy nhà nước được phân chia thành mấy cấp? Mỗi cấp gồm những cơ quan nào Giúp mình với nha

2 câu trả lời

Đáp án:

Câu 2:

* Giống nhau: Tín ngưỡng, tôn giáo và mê tín dị đoan giống nhau ở chỗ đều là những niềm tin của con người gửi gấm vào các đối tượng siêu hình.

* Điểm khác nhau cơ bản giữa ba khái niệm trên là:

- Tôn giáo là niềm tin vào đối tượng siêu hình, mà những người có cùng niềm tin đó đã quy tụ thành tổ chức, có nhiệm vụ truyền giáo, có giáo luật chặt chẽ...

VD: tôn giáo Phật giáo

- Tín ngưỡng là niềm tin vào đối tượng siêu hình, chưa quy tụ thành tổ chức, chưa có giáo luật...

VD: tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.

- Mê tín dị đoan là những niềm tin mang tính chất mê muội, cực đoan, kỳ dị vào các đối tượng siêu hình.

VD: Niềm tin có ma quỷ

Câu 3:

- Theo em người có đạo là người có tín ngưỡng.

- Vì đạo là một hình thức của tín ngưỡng có hệ thống tổ chức, với những quan niệm, giáo lí và những hình thức lễ nghi đặc trưng.

Giải thích các bước giải:

Câu 4:

- Nhà nước ta là thành quả cách mạng của nhân dân.

- Hoạt động vì lợi ích của nhân dân

- Do nhân dân lập ra.

Câu 5:

- Bộ máy nhà nước được phân chia thành 4 cấp, đó là:

+ Hội đồng nhân dân

+ Ủy ban nhân dân

+ Tòa án nhân dân

+ Viện kiểm soát nhân dân.

Câu 1:

* Bạn coi chi tiết hơn trong SGK trang 56 và 57 nha.

* Chúc bạn học tốt nha!!!???

1.

Bộ máy nhà nước là tổng thể các cơ quan nhà nước từ trung ương tới địa phương hợp thành hệ thống được tổ chức, hoạt động theo những nguyên tắc thống nhất, tạo thành cơ chế đồng bộ nhằm thực hiện nhiệm vụ, chức năng của nhà nước.

Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, theo chiều ngang, bao gồm 4 hệ thống: 1) Các cơ quan quyền lực nhà nước, bao gồm Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Đây là các cơ quan đại diện của nhân dân, do nhân dân trực tiếp bầu ra theo nguyên tắc bầu cử phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín;

2) Các cơ quan hành chính nhà nước, còn gọi là các cơ quan quản lí nhà nước bao gồm Chính phủ, các bộ, các cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân các cấp và các cơ quan quản lí chuyên môn của Uỷ ban nhân dân như sở, phòng, ban và tương đương;

3) Các cơ quan xét xử bao gồm Toà án nhân dân tối cao, các tòa án nhân dân địa phương và các toà án quân sự;

4) Các cơ quan kiểm sát bao gồm Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các viện kiểm sát nhân dân địa phương và các viện kiểm sát quân sự. Ngoài bốn hệ thống nói trên còn có một thiết chế đặc biệt là Chủ tịch nước - nguyên thủ quốc gia, người thay mặt nhà nước về mặt đối nội cũng như đối ngoại, có chức năng chủ yếu nghiêng về hành pháp nhưng không nằm trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm