• Lớp 6
  • Vật Lý
  • Mới nhất

Câu 11. Đường đèo qua núi là ví dụ về máy cơ đơn giản nào? A. Mặt phẳng nghiêng. B. Đòn bẩy. C. Mặt phẳng nghiêng phối hợp với đòn bẩy. D. Không thể là ví dụ về máy cơ đơn giản. Câu 12. Dụng cụ nào sau đây là ứng dụng của mặt phẳng nghiêng? A. Cái kéo. B. Cầu thang gác C. Mái nhà. D. Cái kìm. Câu 13. Cân nào sau đây không phải là một ứng dụng của đòn bẩy? A. Cân Rô- béc- van. B. Cân đồng hồ. C. Cân đòn. D. Cân tạ. Câu 14. Lí do chính của việc đặt ròng rọc cố định ở định cột cờ là gì? A. Tăng cường độ của lực dùng để kéo cờ lên cao. B. Giảm cường độ của lực dùng để kéo cờ lên cao. C. Giữ nguyên hướng của lực dùng để kéo cờ lên cao. D. Thay đổi hướng của lực dùng để kéo cờ lên cao. Câu 15. Để đưa các thùng đựng dầu lên xe tải, một người đã lần lượt dùng bốn tấm ván làm mặt phẳng nghiêng. Biết với bốn tấm ván này người đó đã đẩy thùng dầu đi lên với các lực lần lượt là: F1 = 1000N; F2 = 200N; F3 = 500N; F4 = 1200N. Hỏi tấm ván nào dài nhất? A.Tấm ván 1 B.Tấm ván 2. C.Tấm ván 3. D. Tấm ván 4. Câu 16. Trong đòn bẩy, nếu O 2 O lớn hớn O 1 O bao nhiêu lần thì F 2 nhỏ hơn F 1 bấy nhiêu lần. Muốn bẩy một vật nặng 2000N bằng một lực 500N thì phải dùng đòn bẩy có A. O 2 O = O 1 O B. O 2 O > 4O 1 O C. O 1 O > 4O 2 O. D. 4O 1 O > O 2 O > 2O 1 O.

1 đáp án
27 lượt xem

I/ TRẮC NGHIỆM: Câu 1. Gió đã thổi căng phồng một cánh buồm. Gió đã tác dụng lên cánh buồm một lực nào trong số các lực sau: A. Lực căng. B. Lực hút. C. Lực kéo. D. Lực đẩy. Câu 2. Hai bạn An và Bình cùng đưa thùng hàng lên sàn ô tô ( An đứng dưới đất còn Bình đứng trên thùng xe). Nhận xét nào về lực tác dụng của An và Bình lên thùng hàng sau đây là đúng? A. An đẩy, Bình kéo B. An kéo, Bình đẩy C. An và bình cùng đẩy D. An và Bình cùng kéo. Câu 3. Khi viên bi đứng yên trên mặt sàn nằm ngang, các lực tác dụng lên bi là: A. Trọng lực của bi, lực do mặt sàn tác dụng lên bi và lực đẩy của tay. B. Trọng lực của bi và lực do mặt sàn tác dụng lên bi. C. Trọng lực của bi và lực đẩy của tay. D. Lực đẩy của tay. Câu 4. Đưa từ từ một cực của một thanh nam châm lại gần một quả nặng bằng sắt đang được treo trên một sợi chỉ tơ. Lực hút của nam châm đã gây ra sự biến đổi là A. quả nặng bị biến dạng. B. quả nặng dao dộng. C. quả nặng chuyển động lại gần nam châm. D. quả nặng chuyển động ra xa nam châm. Câu 5. Cho bình chia độ như hình vẽ. Giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của bình lần lượt là: A. 400 ml và 20 ml B. 200 ml và 20 ml C. 400 ml và 10 ml D. 400 ml và 0 ml Câu 6. Độ dài của chiếc bút chì trên hình vẽ là A. 7,8 cm B. 8 cm C. 7,7 cm D. 7,9 cm Câu 7. Dụng cụ không đo được thể tích của chất lỏng là A. Ca đong có ghi sẵn dung tích. B. Bình chia độ. C. Bình tràn. D. Xi lanh có ghi sẵn dung tích. Câu 8. Độ chia nhỏ nhất của thước là A. độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước. B. độ dài nhỏ nhất ghi trên thước. C. độ dài lớn giữa hai vạch chia bất kỳ trên thước. D. độ dài nhỏ nhất có thể đo được bằng thước. Câu 9. Trong các đơn vị đo dưới đây, đơn vị không dùng để đo độ dài là A. m B. cm C. dm2 D. mm Câu 10. Con số 250g được ghi trên hộp mứt Tết chỉ A. thể tích của hộp mứt. B. khối lượng của mứt trong hộp. C. sức nặng của hộp mứt. D. số lượng mứt trong hộp. Câu 11. Đơn vị đo lực là A. kilôgam. B. mét. C. mili lít. D. Niu-tơn. Câu 12. Trọng lượng của một vật là A. lực đẩy của vật tác dụng lên Trái đất. B. lực hút của Trái đất tác dụng lên vật. C. lực hút giữa vật này tác dụng lên vật kia. D. lực đẩy của Trái đất tác dụng lên vật. II/ TỰ LUẬN: Câu 13. Dùng các từ thích hợp như lực đẩy, lực kéo, lực hút, lực nén, lực uốn, lực nâng để điền vào các câu sau đây: a. Để nâng một tấm bêtông nặng từ mặt đất lên, cần cẩu đã phải tác dụng vào tấm bê tông một ................ b. Trong khi cày, con trâu đã tác dụng vào cái cày một...................... c. Con chim đậu vào một cành cây mềm, làm cho cành cây bị cong đi. Con chim đã tác dụng lên cành cây một........................ d. Khi một lực sĩ bắt đầu ném một quả tạ, lực sĩ đã tác dụng vào quả tạ một..................... Câu 14. Hãy mô tả một hiện tượng thực tế trong đó có hai lực cân bằng. Câu 15.Nêu những ví dụ về sự tác dụng của lực làm biến đổi chuyển động của vật, làm biến dạng vật. Câu 16. Em hãy nêu phương và chiều của trọng lực? Trọng lượng của vật liên hệ với khối lượng bởi hệ thức nào? Một vật có khối lượng 15kg thì có trọng lượng là bao nhiêu?

1 đáp án
86 lượt xem

Câu 1: Chọn phát biểu đúng về định nghĩa của sự bay hơi? A. Sự chuyển từ thể rắn sang thể hơi gọi là sự bay hơi. B. Sự chuyển từ thể hơi sang thể rắn gọi là sự bay hơi. C. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi. D. Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự bay hơi. Câu 2: Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào yếu tố nào? 5 điểm A. Nhiệt độ. B. Tác động của gió. C. Diện tích mặt thoáng của chất lỏng. D. Cả ba đáp án A, B và C. Câu 3: Về mùa đông ở các xứ lạnh ta thấy người đi thường thở ra “khói” là do: 5 điểm A. Hơi thở của người có nhiều hơi nước, khi ra ngoài không khí lạnh bị bay hơi tạo thành khói. B. Hơi thở của người có chứa nhiều hơi nước, khi ra ngoài không khí lạnh bị ngưng tụ thành các hạt nhỏ li ti tạo thành khói. C. Hơi thở của người có chứa nhiều hơi nước, khi ra ngoài không khí lạnh bị đông đặc thành đá tạo thành khói. D. Tất cả đều sai. Câu 4: Trong các trường hợp phơi quần áo sau đây, trường hợp nào quần áo lâu khô nhất? 5 điểm A. Có gió, quần áo căng ra. B. Không có gió, quần áo căng ra. C. Quần áo không căng ra, không có gió. D. Quần áo không căng ra, có gió. Câu 5: Làm thí nghiệm như thế nào để chứng minh trong hơi thở của chúng ta có nhiều hơi nước? 5 điểm A. Hà hơi thở vào lòng bàn tay. B. Hà hơi thở vào vung nồi đang đun trên bếp. C. Hà hơi thở vào gương soi hoặc kính. D. Hà hơi thở vào một tờ giấy trắng. Câu 6: Tốc độ bay hơi của nước trong một cốc hình trụ càng lớn khi: 5 điểm A. Nước trong cốc càng nhiều B. Nước trong cốc càng ít C. Cốc được đặt trong nhà D. Cốc được đặt ngoài sân nắng Câu 7: Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào không phải là sự bay hơi? 5 điểm A. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào của chất lỏng. B. Xảy ra trên mặt thoáng của chất lỏng. C. Không nhìn thấy được. D. Xảy ra ở một nhiệt độ xác định của chất lỏng. Câu 8: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không phải là sự bay hơi? 5 điểm A. Quần áo sau khi giặt được phơi khô. B. Lau ướt bảng, một lúc sau bảng sẽ khô. C. Mực khô sau khi viết. D. Sự tạo thành giọt nước đọng trên lá cây. Câu 9: Đặc điểm nào sau đây là của sự bay hơi? 5 điểm A. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào của chất lỏng. B. Chỉ xảy ra trong lòng chất lỏng. C. Xảy ra với tốc độ như nhau ở mọi nhiệt độ. D. Chỉ xảy ra đối với một số ít chất lỏng. Câu 10: Không được làm việc nào sau đây khi làm thí nghiệm kiểm tra xem tốc độ bay hơi của một chất lỏng có phụ thuộc vào nhiệt độ hay không? 5 điểm A. Dùng hai đĩa giống nhau. B. Đặt hai đĩa đựng cùng một lượng chất lỏng vào cùng một nơi. C. Dùng hai đĩa đựng hai chất lỏng khác nhau. D. Chỉ làm nóng một đĩa. Câu 11: Khi nấu cơm ta mở nắp vung ra thì thấy bên trong nắp có các giọt nước bám vào là do: 5 điểm A. hơi nước trong nồi ngưng tụ. B. hạt gạo bị nóng chảy. C. hơi nước bên ngoài nồi ngưng tụ. D. hơi nước bên ngoài nồi đông đặc. Câu 12: Trường hợp nào sau đây liên quan đến sự ngưng tụ? 5 điểm A. Nước đọng trên nắp nồi khi đang nấu B. Nước trong cốc cạn dần C. Phơi quần áo cho khô D. Sự tạo thành nước Câu 13: Bên ngoài thành cốc đựng nước đá có nước vì: 5 điểm A. Nước trong cốc có thể thấm ra ngoài. B. Hơi nước trong không khí gặp thành cốc lạnh ngưng tụ lại tạo thành nước. C. Nước trong cốc bay hơi ra bên ngoài. D. Nước trong không khí tụ trên thành cốc. Câu 14: Sự ngưng tụ là sự chuyển từ 5 điểm A. thể rắn sang thể lỏng B. thể lỏng sang thể rắn C. thể hơi sang thể lỏng D. thể lỏng sang thể hơi Câu 15: Vòng tuần hoàn của nước trong thiên nhiên gồm hiện tượng vật lý nào? 5 điểm A. Bay hơi B. Ngưng tụ C. Bay hơi và ngưng tụ D. Cả A, B, C đều sai Câu 16: Vào những hôm trời nồm, hơi nước có rất nhiều trong không khí. Quan sát trên những nền nhà lát đá hoặc gạch men ta thấy hiện tượng gì? 5 điểm A. Nước bốc hơi bay lên B. Hơi nước ngưng tụ ướt nền nhà C. Nước đông đặc tạo thành đá D. Không có hiện tượng gì Câu 17: Khi trời lạnh, ô tô có bật điều hòa và đóng kín cửa, hành khách ngồi trên ô tô thấy hiện tượng gì? 5 điểm A. Nước bốc hơi trên xe. B. Hơi nước ngưng tụ tạo thành giọt nước phía trong kính xe. C. Hơi nước ngưng tụ tạo thành giọt nước phía ngoài kính xe. D. Không có hiện tượng gì Câu 18: Tại sao khi cầm vào vỏ bình ga mini đang sử dụng ta thường thấy có một lớp nước rất mỏng trên đó? 5 điểm A. Do hơi nước từ tay ta bốc ra. B. Nước từ trong bình ga thấm ra. C. Do vỏ bình ga lạnh hơn nhiệt độ môi trường nên hơi nước trong không khí ngưng tụ trên đó. D. Cả B và C đều đúng. Câu 19: Mây được tạo thành từ 5 điểm A. nước bay hơi B. khói C. nước đông đặc D. hơi nước ngưng tụ Câu 20: Hiện tượng nào sau đây không phải là sự ngưng tụ? 5 điểm A. Hơi nước trong các đám mây sau một thời gian sẽ tạo thành mưa. B. Khi hà hơi vào mặt kính cửa sổ sẽ xuất hiện những hạt nước nhỏ làm mờ kính. C. Sự tạo thành giọt nước đọng trên lá cây vào ban đêm. D. Nước mưa trên đường nhựa biến mất khi Mặt Trời lại xuất hiện sau cơn mưa.

2 đáp án
41 lượt xem