• Lớp 6
  • Vật Lý
  • Mới nhất
2 đáp án
21 lượt xem
2 đáp án
18 lượt xem

Câu 16: Loại tế bào nào sau đây phải dùng kính hiển vi điện tử mới quan sát được? A. Tế bào da người. B. Tế bào trứng cá. C. Tế bào virut. D. Tế bào tép bưởi. Câu 17: Thành tế bào ở thực vật có vai trò gì? A. Tham gia trao đổi chất với môi trường B. Là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào C. Quy định hình dạng và bảo vệ tế bào D. Tham gia cấu tạo hệ thống nội màngh Câu 18: Thành phần nào dưới đây có thể ở tế bào thực vật mà không có ở tế bào động vật? A. Lục lập B. Tế bào chất C.Lưới nội cất D. Nhân tế bào Câu 19: Trình từ sắp xếp các cấp tổ chức của cơ thể đa bào theo thứ tự từ nhỏ đến lớn là? A. Tế bào → cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể → mô B. Mô → tế bào → hệ cơ quan → cơ quan → cơ thể C. Tế bào → mô → cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể D. Cơ thể → hệ cơ quan → cơ quan → tế bào → mô Câu 20: Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào khác nhau chủ yếu ở điểm nào? A. Màu sắc B. Số lượng tế bào tạo thành C. Kích thước D. Hình dạng Câu 21 : Cho các sinh vật sau: (1) Tảo lục (4) Tảo vòng (2) Vi khuẩn lam (5) Cây thông (3) Con bướm Các sinh vật đa bào là? A. (1), (2), (5) B. (5), (3), (1) C. (1), (2), (5) D. (3), (4), (5) Câu 22 : Con cá vàng là cấp độ tổ chức nào của cơ thể đa bào? A. Tế bào B. Cơ thể C. Cơ quan D. Mô Câu 23: Hệ cơ quan ở thực vật bao gồm? A. Hệ rễ và hệ thân B. Hệ thân và hệ lá C. Hệ chồi và hệ rễ D. Hệ cơ và hệ thân Câu 24: Tập hợp các mô thực hiện cùng một chức năng là? A. Tế bào B. Mô C. Cơ quan D. Hệ cơ quan Câu 25: Cơ quan nào sau đây thuộc hệ thần kinh ở người? A. Não B. Phổi C. Tim D. Dạ dày Câu 26 : Các bậc phân loại sinh vật từ thấp đến cao theo trình tự nào sau đây? A. Loài → Chi (giống) → Họ → Bộ → Lớp → Ngành → Giới B. Chi (giống) → Loài → Họ → Bộ → Lớp → Ngành → Giới C. Giới → Ngành → Lớp → Bộ → Họ → Chi (giống) → Loài D. Loài → Chi (giống) → Bộ → Họ → Lớp → Ngành → Giới Câu 27 : Khi tiến hành xây dựng khóa lưỡng phân để phân loại một nhóm sinh vật cần tuân thủ theo nguyên tắc nào? A. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có cơ quan di chuyển khác nhau. B. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có những đặc điểm đối lập nhau. C. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có môi trường sống khác nhau. D. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có kiểu dinh dưỡng khác nhau. Câu 28 : Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về vai trò của vi khuẩn? A. Nhiều vi khuẩn có ích được sử dụng trong nông nghiệp và công nghiệp chế biến. B. Vi khuẩn được sử dụng trong sản xuất vaccine và thuốc kháng sinh. C. Mọi vi khuẩn đều có lợi cho tự nhiên và đời sống con người. D. Vi khuẩn giúp phân hủy các chất hữu cơ thành các chất vô cơ để cây sử dụng. Câu 29 : Vì sao cần phải phân loại thế giới sống? A. Để đặt và gọi tên các loài sinh vật khi cần thiết. B. Để xác định số lượng các loài sinh vật trên Trái Đất. C. Để xác định vị trí của các loài sinh vật giúp cho việc tìm ra chúng giữa các sinh vật trở nên dễ dàng hơn. D. Để thấy được sự khác nhau giữa các loài sinh vật. Câu 30: Vi khuẩn được cấu tạo bởi các thành phần chính nào? A. Vùng nhân, tế bào chất, màng tế bào, thành tế bào B. Nhân, màng tế bào, thành tế bào, roi, lông C. Vùng nhân, tế bào chất, roi, lông, thành tế bào D. Nhân, roi, tế bào chất, màng sinh chất, lông

2 đáp án
17 lượt xem

Câu 1. Quá trình nào sau đây cần oxygen? A. Hô hấp. B. Quang hợp. C. Hoà tan. D. Nóng chảy. Câu 2: Các cây thép dùng trong xây dựng nhà cửa, cầu, cống được sản suất từ loại nguyên liệu nào sau đây? A. Quặng bauxite B. Quặng đồng C. Quặng chứa phosphorus D. Quặng sắt Câu 3: Cách sử dụng nhiên liệu hiệu quả, tiết kiệm? A. Điều chỉnh bếp gas nhỏ lửa nhất B. Đập than vừa nhỏ, chẻ nhỏ củi C. Dùng quạt thổi vào bếp củi khi đang cháy. D. Cho nhiều than, củi vào trong bếp. Câu 4: Nhóm thức ăn nào dưới đây là dạng lương thực? A. Gạo, rau muống, khoai lang, thịt lợn B. Khoai tây, lúa mì, quả bí ngô, cà rốt C. Thịt bò, trứng gà, cá trôi, cải bắp D. Gạo, khoai lang, lúa mì, ngô nếp. Câu 5: Hỗn hợp là A. Dây đồng. B. Dây nhôm. C. Nước biển. D. Vòng bạc. Câu 6: Để tách chất rắn không tan ra khỏi chất lỏng, ta dùng phương pháp tách chất nào sau đây? A. Cô cạn. B. Chiết. C. Chưng cất. D. Lọc. Câu 7: Hỗn hợp chất rắn nào dưới đây có thể tách riêng dễ dàng từng chất bằng cách khuấy vào nước rồi lọc? A. Muối ăn và cát. B. Đường và bột mì. C. Muối ăn và đường. D. Cát và mạt sắt. Câu 8: Chất A là chất lỏng không tan trong nước và nhẹ hơn nước. Nếu có 2 lít hỗn hợp chất A và dung dịch muối ăn trong nước, nên dùng phương pháp nào dưới đây để tách hỗn hợp? A. Lọc. B. Bay hơi. C. Chưng cất. D. Dùng phễu chiết. Câu 9: Phương pháp để tách muối từ nước biển là A. chưng cất. B. chiết. C. bay hơi. D. để cho muối lắng xuống rồi gạn nước đi. Câu 10: Chất tinh khiết là A. nước đường. B. nước muối. C. nước chanh. D. nước cất. Câu 11: Dãy gồm các tính chất vật lí của chất? A. Tính tan, tính dẻo, màu sắc, tính dẫn điện, nhiệt độ sôi. B. Nhiệt độ nóng chảy, tính cứng, thể tích, năng năng cháy, tính dẫn nhiệt. C. Khả năng bị phân hủy, tính dẻo, mùi vị, nhiệt độ sôi, tính cứng. D. Khả năng cháy, khả năng bị phân hủy, tính dẫn điện, tính ta Câu 12 : Để bảo vệ môi trường không khí trong lành cần: A. Sử dụng năng lượng hợp lí, tiết kiệm C. Không xả rác bừa bãi B. Bảo vệ và trồng cây xanh D. Cả A, B, C Câu 13: Khi tế bào lớn lên đến một kích thước nhất định sẽ tiến hành quá trình nào? A. Sinh trưởng B. Sinh sản C. Thay thế D. Chết Câu 14: Sự lớn lên và sinh sản của tế bào có ý nghĩa gì? A. Tăng kích thước của cơ thể sinh vật B. Khiến cho sinh vật già đi C. Tăng kích thước của sinh vật, thay thế các tế bào già, chết và các tế bào bị tổn thương D. Ngăn chặn sự xâm nhập của các yếu tố từ bên ngoài vào cơ thể Câu 15: Tại sao nói “tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống” A. Vì tế bào rất nhỏ bé. B. Vì tế bào có thể thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản: Tế bào thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản như: sinh sản, sinh trưởng, hấp thụ chất dinh dưỡng, hô hấp, cảm giác, bài tiết. C. Vì tế bào Không có khả năng sinh sản. D. Vì tế bào rất vững chắc.

2 đáp án
19 lượt xem

Câu 1. Phương án nào sau đây không đúng với quy tắc giao thông đường bộ? A. Tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường. B. Tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi từ bên trái. C. Đối với việc sử dụng làn đường, phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải. D. Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông. Câu 2: Bình đang điều khiển xe đạp trên đường một chiều, đến gần đoạn đường giao nhau với ngã tư có cắm biển báo hiệu “cấm rẽ phải”, Bình thấy tín hiệu đèn xanh bật sáng và một chú cảnh sát giao thông đang đứng hướng về hướng Bình, ra hiệu lệnh hai tay dang ngang. Trong trường hợp này Bình phải đi như thế nào là đúng với quy tắc giao thông? A. Tiếp tục điều khiển xe về phía trước với tốc độ nhanh hơn. B. Tiếp tục điều khiển xe về phía trước với tốc độ chậm hơn. C. Giảm tốc độ và dừng lại trước vạch dừng xe. D. Giảm tốc độ, giơ tay xin đường, chú ý quan sát và rẽ sang đường bên phải. Câu 3. Hằng ngày, bố vẫn chở Hoàng (học lớp 6) đến trường nhưng sáng nay xe bị hỏng. Bố đã bảo Hoàng sang nhờ cô chú hàng xóm tiện đường đi làm chở Hoàng đi cùng cho kịp giờ (cô chú đi chung xe mô tô). Trong trường hợp này, Hoàng có được đi cùng xe với cô chú không? A. Không được đi chung vì chỉ được chở tối đa một người. B. Không được đi chung vì chỉ được chở thêm 01 trẻ em dưới 7 tuổi. C. Được đi chung nhưng bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm. D. Được đi chung và không cần mũ bảo hiểm. Câu 4. Hãy lựa chọn phương án đúng nhất để bảo đảm an toàn khi điều khiển xe đạp điện trên đường trơn trượt. A. Giữ vững tay lái, di chuyển với tốc độ chậm, giữ đều ga và không phanh gấp. B. Giữ vững tay lái, di chuyển với tốc độ nhanh, tăng giảm ga theo độ trơn của đường và và không phanh gấp. C. Thả lỏng tay lái, di chuyển với tốc độ chậm, giữ đều ga và sẵn sàng phanh gấp khi trơn trượt. D. Giữ vững tay lái, di chuyển với tốc độ chậm, tăng giảm ga theo độ trơn của đường và sẵn sàng phanh gấp khi trơn trượt Câu 5. Để chuyển hướng an toàn tại nơi giao nhau chúng ta phải thực thực hiện các bước theo thứ tự nào sau đây? (1) Bật tín hiệu báo hướng rẽ, quan sát an toàn phía trước và sau. Từ từ chuyển làn đường. (2) Xác định hướng rẽ trước khi tới đường giao nhau. (3) Quan sát an toàn tại nơi giao nhau trước khi đổi hướng. (4) Thận trọng đổi hướng tại nơi giao nhau, chú ý quan sát. A. 2 – 3 – 1 – 4 B. 3 – 4 – 2 – 1 C. 2 – 1 – 3 – 4 D. 1 – 3 – 4 – 2 Câu 6. Nhân dịp vừa sinh nhật tròn 16 tuổi, Nam mượn xe mô tô của anh trai để chở bạn lên thị trấn chơi, cả hai đều đội mũ bảo hiểm và có cài quai. Theo em, trong trường hợp trên, ai đã vi phạm quy tắc giao thông an toàn? A. Nam và bạn của Nam. B. Nam và anh trai của Nam. C. Nam. D. Anh trai của Nam. Câu 7. Cách ứng xử nào dưới đây thể hiện người lái xe có văn hóa khi tham gia giao thông? A. Điều khiển xe đi trên phần đường, làn đường có ít phương tiện tham gia giao thông, tránh xa các vụ tai nạn giao thông. 3׀4 Cuộc thi “ATGT cho nụ cười ngày mai” dành cho học sinh cấp THCS năm học 2021-2022 B. Tuân thủ hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường và nhường đường cho người đi bộ. C. Thường xuyên sử dụng còi, đèn để yêu cầu các phương tiện tham gia giao thông khác nhường đường. D. Đi chậm trên làn đường, phần đường phía bên phải của mình, nhường đường cho các phương tiện tham gia giao thông khác. Câu 8. Theo em, quy định nào dưới đây là không đúng quy tắc tham gia giao thông? A. Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ được đi dưới lòng đường. B. Người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn. C. Trường hợp không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ thì người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn khi qua đường. D. Người đi bộ không được vượt qua dải phân cách, không đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy; khi mang vác vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn và không gây trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ. (an toàn giao thông nha m.n)

1 đáp án
16 lượt xem
2 đáp án
22 lượt xem
2 đáp án
22 lượt xem