• Lớp 6
  • Lịch Sử
  • Mới nhất
2 đáp án
87 lượt xem

Làm trắc nghiệm thôi nha Câu 1: Nguyên nhân cơ bản nhất của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là gì? A. Trả thù cho chồng là Thi Sách bị giết hại. B. Khởi dựng sự nghiệp của các vua Hùng. C. Đánh đuổi quân xâm lược Hán giành độc lập. D. Dân tộc ta có truyền thống yêu nước chống ngoại xâm. Câu 2: Chính quyền đô hộ đưa người Hán sang ở lẫn với dân ta nhằm mục đích gì? A. Chiếm đất của dân ta. B. Bắt dân ta hầu hạ, phục dịch cho người Hán. C. Đồng hóa dân tộc ta. D. Vơ vét, bóc lột nhân dân ta. Câu 3: Điền cụm từ còn thiếu vào ô trống trong đoạn câu sau: “Tôi muốn cưới cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển khơi, đánh đuổi ..............., cởi ách nô lệ, đâu chịu khom lưng làm tì thiếp cho người”. A. Quân Tần giành lại giang sơn. B. Quân Hán giành lại giang sơn. C. Quân Ngô giành lại giang sơn. D. Quân Đường giành lại giang sơn. Câu 4: Trong cuộc kháng chiến chống quân Lương, Triệu Quang Phục đã sử dụng lối đánh gì? A. Cho quân mai phục đánh bất ngờ. B. Phản công quyết liệt. C. Ban ngày ẩn nấp, ban đêm đánh úp quân giặc. D. Xây dựng căn cứ theo lối phòng thủ. Câu 5: Chữ viết riêng của người Chăm có nguồn gốc từ chữ gì? A. Từ chữ tượng hình của người Ai Cập. B. Từ chữ La tinh của người Hi Lạp, Rô ma. C. Từ chữ Phạn của người Ấn Độ. D. Từ chữ Nho của người Trung Quốc. Câu 6: Trong các cuộc khởi nghĩa sau đây, cuộc khởi nghĩa nào đã đánh đuổi được quân xâm lược giành lại độc lập, chủ quyền cho đất nước trong thời gian dài nhất? A. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán. B. Khởi nghĩa Bà Triệu chống quân xâm lược Ngô. C. Khởi nghĩa Lý Bí và cuộc kháng chiến chống quân Lương xâm lược. D. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan và khởi nghĩa Phùng Hưng. Câu 7: Sau khi đánh đuổi quân đô hộ, Trưng Trắc đã được A. Nhân dân phong làm tướng quân chỉ huy quân đội. B. Suy tôn làm vua (Trưng Vương). C. Phong làm Thứ sử, cai quản Âu Lạc. D. Phong làm Thái thú, trông coi việc chính trị. Câu 8: Mặc dù bị nhà Hán tìm mọi cách hạn chế và kiểm soát gắt gao việc sử dụng đồ sắt, nhưng vì sao nghề rèn sắt vẫn phát triển? A. Do nhu cầu của cuộc sống và cuộc đấu tranh giành độc lập. B. Do nhân dân ta vẫn khai thác được sắt. C. Do công cụ sắt sắc, bền và cứng hơn đồng. D. Do nguyên liệu sắt quý hiếm nhưng dễ khai thác. Câu 9: Đây không phải là mục đích chia nhỏ nước ta của nhà Lương: A. Để cử được nhiều quan lại người Trung Quốc. B. Để dễ bề cai trị và quản lí chặt chẽ hơn. C. Để xiết chặt ách đô hộ. D. Để nhân dân ta dễ dàng hợp tác xây dựng đất nước. Câu 10: “Nhớ khi nội thuộc Đường triều Giang sơn, cố quốc nhiều điều ghê gai Sâu quả vải vì ai vạch lá Ngựa hồng trần kể đã héo hon”. Những câu hát trên kể tội bọn vua quan nhà Đường trong cuộc khởi nghĩa nào? A. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng. B. Khởi nghĩa Bà Triệu. C. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan. D. Khởi nghĩa Phùng Hưng. Câu 11: Chữ viết riêng của người Chăm có nguồn gốc từ chữ gì? A. Từ chữ tượng hình của người Ai Cập. B. Từ chữ La tinh của người Hi Lạp, Rô ma. C. Từ chữ Phạn của người Ấn Độ. D. Từ chữ Nho của người Trung Quốc. Câu 12: Trong các cuộc khởi nghĩa sau đây, cuộc khởi nghĩa nào đã đánh đuổi được quân xâm lược giành lại độc lập, chủ quyền cho đất nước trong thời gian dài nhất? A. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán. B. Khởi nghĩa Bà Triệu chống quân xâm lược Ngô. C. Khởi nghĩa Lý Bí và cuộc kháng chiến chống quân Lương xâm lược. D. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan và khởi nghĩa Phùng Hưng.

2 đáp án
47 lượt xem
2 đáp án
22 lượt xem
2 đáp án
19 lượt xem