• Lớp 12
  • Địa Lý
  • Mới nhất

Câu 51. Trật tự hai cực Ianta có điểm gì tương đồng so với trật tự thế giới theo hệ thống Vécxai – Oasinhtơn? A. Làm bùng nổ một cuộc chiến tranh thế giới mới. B. Làm gia tăng mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội. C. Có sự phân chia giữa khối tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. D. Được hình thành từ thỏa thuận của các cường quốc thắng trận. Câu 52. Trật tự hai cực Ianta có điểm gì khác biệt so với trật tự thế giới theo hệ thống Vécxai – Oasinhtơn? A. Được hình thành sau chiến tranh thế giới. B. Đem lại lợi ích cho các cường quốc thắng trận. C. Hình thành thông qua thỏa thuận giữa các cường quốc thắng trận. D. Có sự đối lập giữa hai hệ tư tưởng tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Câu 53. So với Hội Quốc Liên, Liên hợp quốc có điểm gì tiến bộ về vai trò và tổ chức? A. Diễn ra cuộc đối đầu gay gắt giữa hai phe trong nội bộ tổ chức Liên hợp quốc. B. Mang tính toàn diện, tất cả các nước không phân biệt lớn nhỏ có thể tham gia. C. Tác động đến sự sụp đổ Chiến tranh lạnh, hình thành xu thế thế giới mới. D. Củng cố hơn vai trò của Liên Xô trong phong trào giải phóng dân tộc thế giới. Câu 54. Đâu là điểm hạn chế từ những quyết định của Hội nghị Ianta sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Chưa thể hiện tinh thần đoàn kết quốc tế. B. Chỉ phục vụ lợi ích của các cường quốc thắng trận. C. Quá khắc nghiệt với các nước thua trận. D. Dẫn tới cuộc Chiến tranh lạnh giữa Mĩ và Liên Xô. Câu 55. Nội dung nào sau đây không phải là nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc? A. Bình đẳng chủ quyền và quyền tự quyết của các dân tộc. B. Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. C. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác. D. Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia.

1 đáp án
126 lượt xem
2 đáp án
93 lượt xem

Câu 1. “Lũ vào thu đông, tháng 5, 6 có lũ tiểu mãn”. Đó là đặc điểm sông ngòi của miền A. Bắc Bộ. B. Nam Bộ. C. Tây Nguyên. D. Trung Bộ. Câu 2: Sông nào sau đây có mùa lũ vào thu - đông? A. Sông Hồng. B. Sông Đà C. Sông Đà Rằng. D. Sông Cửu Long. Câu 3: Biên độ nhiệt năm ở phía Bắc cao hơn ở phía Nam, chủ yếu vì phía Bắc A. có một mùađônglạnh. B. có gió phơn TâyNam. C. nằm gầnchítuyến hơn. D. cóđịa hình cao hơn. Câu 4: Vùng núi Tây Bắc có nền nhiệt độ thấp chủ yếu là do A. gió mùa Đông Bắc. B. độ cao của địa hình. C. gió mùa đông nam. D. hướng các dãy núi. Câu 5: Quá trình phong hóa hóa học tham gia vào việc làm biến đổi bề mặt địa hình hiện tại của nước ta được biểu hiện ở A. hiện tượng bào mòn, rửa trôi. B. thành tạo địa hình cacxtơ. C. đất trượt, đá lở ở sườn dốc. D. hiện tượng xâm thực mạnh. Câu 6: Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho sông ngòi nước ta có hàm lượng phù sa lớn? A. Mạng lưới sông ngòi dày đặc. B. Chế độ nước thay đổi theo mùa. C. Tổng lượng dòng chảy lớn. D. Xâm thực mạnh ở miền núi. Câu 7: Gió mùa Đông Bắc không xóa đi tính chất nhiệt đới của khí hậu và cảnh quan nước ta là do A. nước ta chịu ảnh hưởng của gió mùa mùa hạ nóng ẩm. B. gió mùa Đông Bắc chỉ hoạt động từng đợt ở miền Bắc. C. nhiệt độ trung bình năm trên toàn quốc đều lớn hơn 200C. D. lãnh thổ nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến. Câu 8: Loại gió nào sau đây vừa gây mưa cho vùng ven biển Trung bộ, vừa là nguyên nhân chính tạo nên mùa khô ở Nam Bộ và Tây Nguyên? A. Gió mùa Đông Bắc. B. Tín phong bán cầu Nam. D. Gió mùa Tây Nam. C. Tín phong bán cầu Bắc. Câu 9: Mùa khô kéo dài ở Đồng bằng sông Cửu Long khôngtrực tiếp gây ra hậu quả nào sau đây? A. Xâm nhập mặn sâu vào trong đất liền. B. Thiếu nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt. C. Làm tăng độ chua và chua mặn trong đất. D. Sâu bệnh phát triển phá hoại mùa màng. Câu 10. Lượng phù sa lớn trong các dòng sông gây nên trở ngại chủ yếu là A. làm ô nhiễm nguồn nước ngọt. B. bồi lắng xuống lòng sông làm cạn các luồng lạch giao thông. C. bồi lắng nhiều vật liệu cho đồng bằng sông ở hạ lưu sông vào mùa hạ. D. gây cản trở cho việc cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp. Câu 11. Cho hai câu thơ: “Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy” (Trích: Mưa xuân - Nguyễn Bính) Hiện tượng mưa xuân trong đoạn thơ trên ở nước ta là hiện tượng nào sau đây? A. Mưa ngâu B. Mưa phùn. C. Mưa đá. D. Mưa rào. Câu 12. Cho 2 câu thơ “Trường Sơn, đông nắng, tây mưa. Ai chưa đến đó, như chưa rõ mình”. (Trích: Nước non ngàn dặm – Tố Hữu) Loại gió chính gây nên hiện tượng được nhắc đến trong hai câu thơ trên là A. gió Phơn. B. gió Tín Phong. C. gió mùa Tây Nam. D.gió mùa Đông Bắc. Câu 13: Nguyên nhân chủ yếu khiến nước ta có lượng mưa lớn là do A. nhiệt độ cao nên lượng bốc hơi lớn. B. địa hình có nhiều nơi đón gió từ biển. C. các khối khí đi qua biển mang theo ẩm lớn. D. vị trí địa lí nằm trong khu vực nội chí tuyến. Câu 14: Nhân tố chủ yếu nào sau đây làm cho gió mùa đông bắc xâm nhập sâu vào nước ta? A. Phía bắc giáp Trung Quốc. B. Các dãy núi chủ yếu có hướng tây bắc - đông nam. C. Nước ta có nhiều đồi núi. D. Hướng vòng cung của các dãy núi ở vùng Đông Bắc. Câu 15. Nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc và mưa vào tháng IX cho Trung Bộ là do hoạt động của A. gió phơn Tây Nam. B. gió tín phong bán cầu Bắc. C. gió Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới. D. khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương. Câu 16: Phần lớn sông ngòi nước ta có đặc điểm ngắn và dốc chủ yếu do nhân tố nào sau đây quy định? A. Địa hình, sinh vật và thổ nhưỡng. B. Khí hậu và sự phân bố địa hình. C. Hình dáng lãnh thổ và khí hậu. D. Hình dáng lãnh thổ và địa hình. Câu 17: Mùa mưa ở miền Trung đến muộn hơn so với cả nước chủ yếu là do tác động của A. frông lạnh vào thu đông. B. gió phơn tây nam khô nóng vào đầu mùa h C. các dãy núi lan ra bờ biển. D. bão đến tương đối muộn hơn so với cả nước. Câu 18: Những kiểu thời tiết đặc biệt nào sau đây thường xuất hiện vào mùa đông ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ nước ta? A. Sương mù và mưa phùn. B. Mưa tuyết và mưa rào. C. Mưa đá, dông, lốc xoáy. D. Hạn hán và lốc xoáy. Câu 19: Sự phân hoá lượng mưa ở một vùng chủ yếu chịu ảnh hưởng của A. địa hình và hướng gíó. B. hướng gió và mùa gió. C. vĩ độ địa lí và độ cao. D. khí hậu và độ cao. Câu 20. Hiện tượng “nồm” của thời tiết miền Bắc vào cuối mùa đông - đầu mùa xuân chủ yếu do gió nào gây nên? A. Gió mùa Đông Bắc. B. Gió phơn. C. Tín phong bán cầu Bắc. D. Gió mùa Tây Nam.

1 đáp án
145 lượt xem
1 đáp án
74 lượt xem
1 đáp án
80 lượt xem

Câu 1. Ngành công nghiệp được phân bố rộng rãi nhất nước ta hiện nay? A. Xay xát. B. Chế biến thủy hải sản. C. Chế biến cà phê. D. Chế biến sản phẩm chăn nuôi. Câu 2: Nguồn nhiên liệu chủ yếu của các nhà máy nhiệt điện miền Bắc là A. than. B. khí đốt. C. dầu. D. củi, gỗ. Câu 3: Cơ sở nhiên liệu của nhà máy điện Bà Rịa, Phú Mỹ và Cà Mau là A. khí tự nhiên. B. than bùn. C. dầu. D. than đá. Câu 4: Vùng nào ở nước ta có lợi thế nhất để phát triển ngành công nghiệp chế biến thủy, hải sản? A. Bắc Trung Bộ. B. Duyên Hải Nam Trung Bộ. C. Đồng bằng Sông Cửu Long. D. Đông Nam Bộ. Câu 5. Nhóm ngành công nghiệp nào không thuộc cách phân loại hiện hành ở nước ta hiện nay? A. Công nghiệp chế tạo máy. B.Công nghiệp khai khoáng. C. Công nghiệp chế biến. D. Công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước. Câu 6: Tài nguyên được sử dụng cho tổ hợp nhà máy điện có công suất lớn nhất ở nước ta hiện nay là A. than đá. B. dầu mỏ. C. khí đốt. D. thủy năng. Câu 7: Đường dây tải điện siêu cao áp 500 KV Bắc - Nam nối hai địa điểm nào sau đây? A. Hòa Bình - Cà Mau. B. Lạng Sơn - Cà Mau. C. Hòa Bình - Phú Lâm. D. Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh.

2 đáp án
123 lượt xem
2 đáp án
77 lượt xem

Nhờ Biển Đông, khí hậu nước ta A. phân hóa thành 4 mùa rõ rệt. B. mang tính hải dương, điều hòa hơn. C. mùa hạ nóng, khô; mùa đông lạnh, mưa nhiều. D. mang tính khắc nghiệt. Câu 2. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết gió mùa mùa đông thổi vào nước ta theo hướng nào? A. đông bắc. B. tây bắc. C. tây nam. D. đông nam. Câu 3. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết vùng khí hậu nào chịu ảnh hưởng nhiều nhất của gió Tây khô nóng? A. Bắc Trung Bộ. B. Nam Trung Bộ. C. Nam Bộ. D. Tây Bắc Bộ. Câu 4. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết biểu đồ khí hậu nào dưới đây có nhiệt độ trung bình các tháng luôn dưới 20°C? A. Lạng Sơn. B. Sa Pa. C. Điện Biên Phủ. D. Hà Nội. Câu 5. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết vùng khí hậu nào dưới đây nằm trong miền khí hậu phía Bắc? A. Tây Nguyên. B. Bắc Trung Bộ. C. Nam Bộ. D. Nam Trung Bộ. Câu 6. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết nhận xét nào dưới đây không đúng về nhiệt độ trung bình năm ở nước ta? A. tăng dần từ Bắc vào Nam. B. giảm dần từ Bắc vào Nam. C. trên 20°C (trừ các vùng núi). D. có sự phân hóa theo không gian. Câu 7. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết Sa Pa thuôc ̣vùng khí hậu nào dưới đây? A. Nam Trung Bộ. B. Bắc Trung Bộ. C. Đông Bắc Bộ. D. Tây Bắc Bộ. Câu 8. Tính chất nhiệt đới nước ta thể hiện như thế nào? A. lượng mưa hàng năm lớn. B. nhiệt độ cao trung bình trên 250C. C. vị trí nước ta nằm trong khu vực nội chí tuyến. D. tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ luôn dương, nhiệt độ trung bình cao. Câu 9. Nguồn gốc của gió mùa Đông Bắc là A. áp cao cận chí tuyến bán cầu Bắc. B. áp cao Xibia. C. áp cao cận chí tuyến bán cầu Nam. D. khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương. Câu 10. Nguồn gốc của gió mùa Tây Nam vào đầu mùa hạ là A. áp cao cận chí tuyến bán cầu Bắc. B. áp cao XiBia. C. áp cao cận chí tuyến bán cầu Nam. D. khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương. Câu 11. Phạm vi hoạt động của gió mùa Đông Bắc A. ở miền Bắc đến dãy Bạch Mã. B. ở miền Bắc đến 110B. C. ở miền Bắc đến 150B. D. từ Bạch Mã trở về phíaNam. Câu 12. Khí hậu miền Nam nước ta có đặc điểm A. có 2 mùa mưa và khô rõ rệt. B. mùa hạ nóng ít mưa, mùa đông lạnh mưa nhiều. C. mưa quanh năm. D. mùa đông lạnh ít mưa, mùa hạ nóng mưa nhiều. Câu 13. Khí hậu nước ta có tính chất nhiệt đới là do vị trí A. tiếp giáp với vùng biển rộng lớn. B. nằm ở bán cầu Bắc. C. nằm gần trung tâm gió mùa châu Á. D. nằm trong vùng nội chí tuyến. Câu 14. Vào đầu mùa hạ gió mùa Tây Nam gây mưa ở A. Nam Bộ. B. Tây Nguyên và Nam Bộ. C. phía Nam đèo Hải Vân. D. trên cả nước. Câu 15. Đặc điểm nào sau đây không đúng với gió mùa Đông Bắc ở nước ta A. thổi liên tục trong suốt mùa đông. B. hoạt động chủ yếu ở miền Bắc. C. hầu như chặn lại bởi dãy Bạch Mã. D. tạo nên mùa đông có 2,3 tháng lạnh ở miền Bắc. Câu 16. Nửa sau mùa đông, gió mùa Đông Bắc thổi vào nước ta có tính chất lạnh ẩm vì A. Gió càng gần về phía nam. B. Gió di chuyển về phía tây C. Gió thổi lệch về phía đông, qua biển. D. Gió thổi qua lục địa Trung Hoa rộng lớn. Câu 17. Khí hậu được phân chia thành hai mùa khô và mưa rõ rệt là ở A. Miền Bắc. B. Miền Nam. C. Tây Bắc. D. Bắc Trung Bộ. Câu 18. So với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh thì Huế là nơi có cân bằng ẩm lớn nhất. Nguyên nhân chính là A. Huế là nơi có lượng mưa trung bình năm lớn nhất nước ta. B. Huế có lượng mưa khá lớn nhưng bốc hơi lớn nhất. C. Huế có lượng mưa không lớn nhưng ít bốc hơi. D. Huế có lượng mưa lớn nhất nhưng bốc hơi ở mức trung bình. Câu 19. Gió mùa Tây Nam ở nước ta thông thường trong khoảng thời gian từ tháng A. VII-IX. B. Từ tháng V-VII. C. Từ tháng VI-VIII. D. Từ tháng V-X. Câu 20. Về mùa đông, từ Đà Nẵng trở vào Nam loại gió nào sau đây chiếm ưu thế? A. Gió mùa Đông Bắc. B. Gió phơn Tây Nam. C. Tín phong bán cầu Bắc. D. Tín phong bán cầu Nam. ............................HẾT...........................

1 đáp án
119 lượt xem
1 đáp án
77 lượt xem
2 đáp án
79 lượt xem
2 đáp án
129 lượt xem
2 đáp án
72 lượt xem

III. Vận dụng Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về ngư trường Cà Mau - Kiên Giang? A. Ở phía Đông Nam đồng bằng sông Cửu Long. B. Thuộc vùng đồng bằng Sông Cửu Long. C. Có tên gọi khác là ngư trường Vịnh Thái Lan. D. Nguồn hải sản phong phú, nhiều loại có giá trị. Câu 2: Vùng có điều kiện thuận lợi nhất để sản xuất muối ở nước ta là A. Đồng bằng sông Cửu Long. B. Đồng bằng sông Hồng. C. Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Bắc Trung Bộ. Câu 3: Vùng ven biển nước ta chiếm ưu thế nhất là hệ sinh thái A. rừng ngập mặn. B. trên đất phèn. C. rừng trên đất, đá pha cát ven biển. D. rừng trên đảo và rạn san hô. Câu 4: Nước ta tiếp giáp với Biển Đông, nên có A. nhiệt độ trung bình cao. B. độ ẩm không khí cao. C. địa hình nhiều đồi núi. D. sự phân mùa khí hậu. Câu 5: Biển Đông làm cho khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương là nhờ vào đặc điểm A. biển rộng, nhiệt độ cao và biến động theo mùa. B. biển rộng, nhiệt độ cao và có hải lưu. C. biển rộng, nhiệt độ cao và chế độ triều phức tạp. D. biển rộng, nhiệt độ cao và tương đối kín. Câu 6: Biểu hiện khép kín của Biển Đông là A. vùng biển rộng, có nhiều đảo và quần đảo. B. hướng hải lưu chịu ảnh hưởng của gió mùa. C. biển nóng ẩm, độ mặn tương đối cao. D. vùng biển chịu ảnh hưởng của gió mùa. IV. Vận dụng cao Câu 1: So với Duyên hải Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ có ưu thế hơn hẳn để phát triển nghề A. sản xuất muối. B. nuôi cá. C. đánh bắt cá biển. D. nuôi tôm. Câu 2: Việc khai thác các mỏ khí thiên nhiên và thu hồi khí đồng hành ở nước ta đã mở ra bước phát triển mới cho những ngành công nghiệp nào sau đây? A. Khí hóa lỏng, sản xuất phân bón, lọc - hóa dầu. B. Lọc - hóa dầu, khí hóa lỏng, sản xuất điện. C. Khí hóa lỏng, sản xuất phân bón, sản xuất điện. D. Sản xuất phân bón, sản xuất điện, lọc - hóa dầu. Câu 3: Phát biểu nào sau đây không đúng về ảnh hưởng của Biển Đông đến khí hậu nước ta? A. Mang lại lượng mưa lớn và độ ẩm cao. B. Giảm tính chất lạnh khô trong mùa đông. C. Tạo nên sự phân mùa cho khí hậu nước ta. D. Làm dịu bớt thời tiết nóng bức trong mùa hạ. Câu 4: Biển Đông có ảnh hưởng sâu sắc đến thiên nhiên phần đất liền nước ta chủ yếu do A. biển Đông là một vùng biển rộng lớn. B. hướng nghiêng địa hình thấp dần ra biển. C. có nhiều vũng, vịnh ăn sâu vào đất liền. D. hình dạng lãnh thổ kéo dài và hẹp ngang.

1 đáp án
114 lượt xem