• Lớp 11
  • Lịch Sử
  • Mới nhất

Câu 12. Cộng hoà Liên bang XHCN Xô-viết được thành lập vào thời gian nào? A. 03-1923. B. 01-1923. C. 12-1922. D. 02-1923. Câu 13. Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô Viết được thành lập, ban đầu gồm mấy nước? A. Ba. B. Năm. C. Bốn. D. Sáu. Câu 14. Sau khi thực hiện các kế hoạch 5 năm, thành tựu quan trọng nhất mà Liên Xô đạt được trong lĩnh vực xã hội là A. có sức mạnh về quân sự. B. thanh toán được nạn mù chữ. C. xoá bỏ giai cấp bóc lột. D. hoàn thành tập thể hóa nông nghiệp. Câu 15. Sau khi hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế, Liên Xô bước vào xây dựng CNXH với nhiệm vụ trọng tâm gì? A. Xây dựng nền nông nghiệp hiện đại. B. Mở rộng giao lưu buôn bán với bên ngoài. C. Công nghiệp hoá XHCN. D. Đẩy mạnh công nghiệp quốc phòng. Câu 16. Liên Xô thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hoá ưu tiên phát triển những ngành nào sau đây? A. Công nghiệp quốc phòng, năng lượng, khai khoáng, chế tạo máy móc. B. Công nghiệp khai khoáng. C. Công nghiệp quốc phòng. D. Công nghiệp năng lượng. Câu 15. Nước Nga Xô-viết bước vào thời kỳ hoà bình xây dựng đất nước vào thời gian nào? A. 1919. B. 1918. C. 1921. D. 1917. Câu 16. Trong chính sách kinh tế mới, nhà nước không nắm những ngành nào sau đây? A. Du lịch. B. Công nghiệp. C. Ngân hàng. D. Giao thông vận tải. Câu 17. Trước sự sụp đổ của chính quyền cũ, quần chúng nhân dân có biện pháp gì để thay thế? A. Thành lập chính phủ . B. Bầu các Xô-viết đại biểu công nhân. C. Thành lập quốc hội. D. Tổ chức quân đội để quản lý. Câu 18. Văn kiện kí kết từ các Hội nghị hòa bình được tổ chức sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã đưa đến hình thành A. trật tự đơn cực. B. hệ thống đa cực. C. trật tự hai cực Ianta. D. hệ thống Vécxai- Oasinhton. Câu 19. Nội dung nào không phản ánh đúng quyền quyền lợi các nước Anh, Pháp, Mĩ, Nhật Bản giành được trong trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất ? A. Giành được nhiều quyền lợi về kinh tế. B. Xác lập sự áp đặt, nô dịch đối với các nước bại trận. C. Xác lập sự áp đặt, nô dịch đối với các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc. D. Cho phép các nước này quay trở lại cai trị các nước thuộc địa và phụ thuộc. Câu 20. Quan hệ ngoại giao chủ yếu giữa các nước tư bản sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là A. hòa bình. B. hợp tác toàn diện. C. hòa bình và hợp tác. D. hợp tác song phương. Câu 21. “Quan hệ hòa bình giữa các nước tư bản sau Chiến tranh thế giới I chỉ là tạm thời và mỏng manh” vì A. có hệ thống thuộc địa nhiều, ít khác nhau. B. có sự phát triển không đồng đều về kinh tế. C. các nước đều cho mình có sức mạnh cạnh tranh riêng. D. đã nảy sinh bất đồng do mâu thuẫn về phân chia quyền lợi.

2 đáp án
38 lượt xem

Câu 1. Sau cách mạng tháng 2/1917 chính quyền được thành lập ở nước Nga là A. chính quyền của giai cấp tư sản. B. nền chuyên chính của giai cấp vô sản. C. nền quân chủ của quý tộc phong kiến. D. chính phủ tư sản lâm thời và các Xô viết. Câu 2. Cách mạng Tháng Hai thắng lợi ở nước Nga xuất hiện tình trạng chính trị như thế nào? A. Các nước đế quốc can thiệp. B. Nhiều đảng phái phản động ngóc đầu dậy. C. Quân đội cũ nổi dậy chống phá. D. Hai chính quyền song song tồn tại. Câu 3. Tính chất của cách mạng tháng 2/1917 ở Nga là A. cách mạng dân chủ tư sản. B. cách mạng xã hội chủ nghĩa. C. cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. D. cách mạng vô sản. Câu 4. Lênin có báo cáo quan trọng chỉ ra mục tiêu và đường lối chuyển sang cách mạng xã hội chủ nghĩa có tên gọi là A. Luận cương tháng tư. B. Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa. C. Luận cương về vai trò của Đảng Cộng sản. D. Sắc lệnh hoà bình. Câu 5. Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng 10/1917 đối với nước Nga quan trọng nhất là A. đưa người dân lên làm chủ đất nước. B. thay đổi cục diện chính trị thế giới. C. mở đường cho phong trào đấu tranh thế giới. D. mở ra thời kì lịch sử thế giới hiện đại. Câu 6. Kết quả nào sau đây không phải của chính sách ngoại giao mà Liên Xô thực hiện từ sau cách mạng tháng Mười A. thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước láng giềng. B. Liên Xô bị cô lập giữa vòng vây chủ nghĩa đế quốc. C. phá vỡ chính sách bao vây của các nước đế quốc. D. khẳng đinh uy tín ngày càng cao của Liên Xô trên trường quốc tế. Câu 7. Trước hoàn cảnh khó khăn, chính quyền Xô-viết thực hiện chính sách đối phó như thế nào? A. Bắt tay hoà hoãn với các đế quốc. B. Nhờ sự giúp đỡ của các nước khác. C. Đầu hàng các nước đế quốc. D. Thực hiện chính sách Cộng sản thời chiến. Câu 8. Nôi dung cơ bản của chính sách kinh tế mới mà nước Nga thực hiện là A. trưng thu lương thực thừa của nông dân. B. thi hành chính sách lao động cưỡng bức đối với mọi công dân. C. thay thế trưng thu lương thực thừa bằng chế độ thu thuế lương thực. D. nhà nước nắm độc quyền về kinh tế. Câu 10. Thực chất của chính sách kinh tế mới là gì? A. Thả nổi nền kinh tế cho tư nhân. B. Thực hiện chính sách kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sự điều tiết của nhà nước. C. Tư bản trong nước chi phối nền kinh tế. D. Nhà nước độc quyền về mọi mặt. Câu 11. Ý nghĩa của chính sách kinh tế mới? A. Vượt qua được khó khăn về chính trị. B. Tác động đến công cuộc xây dựng CNXH ở các nước sau này. C. Hoàn thành được công cuộc khôi phục kinh tế. D. Tất cả các ý.

2 đáp án
70 lượt xem
2 đáp án
79 lượt xem