Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ nhất
2 câu trả lời
-Từ tháng 11 năm 1918, Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc(1). Cùng với thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga 1917, kết cục của cuộc chiến tranh này đã tác động mạnh mẽ đến cục diện chiến lược quốc tế, làm thay đổi hoàn toàn tương quan lực lượng cũng như tình hình thế giới, đặc biệt là đối với châu Âu.
-Châu Âu là chiến trường chính của cuộc chiến tranh, vì thế sau chiến tranh, dù thắng hay bại trận, các cường quốc ở đây đều bị suy yếu. Anh và Pháp tuy chiến thắng nhưng nền kinh tế bị kiệt quệ sau chiến tranh và trở thành con nợ của Mĩ. Italia, một đồng minh ốm yếu trong chiến tranh, bị xâu xé bởi cuộc đấu tranh gay gắt trong nước và khủng hoảng kinh tế. Ba đế quốc rộng lớn ở châu Âu là Nga, Đức, Áo - Hung lần lượt sụp đổ. Đế quốc Nga tan rã do những chính sách tiến bộ của những người Bônsevich sau cuộc Cách mạng XHCN tháng Mười năm 1917. Đế quốc Đức và Áo - Hung bại trận, bị tàn phá nặng nề và những cuộc cách mạng bùng nổ đã đẩy các nước này vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng. Trong khi đó, các cường quốc ở ngoài châu Âu như Mỹ và Nhật, không bị tàn phá bởi chiến tranh, đã vươn lên nhanh chóng, vượt qua nhiều nước tư bản ở châu Âu. Tương quan lực lượng giữa các cường quốc thay đổi rõ rệt, ngày càng bất lợi cho các nước tư bản châu Âu vốn chiếm vị trí trung tâm trong thế giới tư bản chủ nghĩa trước đó. Đồng thời thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 cũng tạo ra một chuyển biến căn bản của tình hình thế giới. Chủ nghĩa tư bản không còn tồn tại như một hệ thống duy nhất thống trị thế giới nữa. Sự tồn tại của Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới đã trở thành một thách thức to lớn đối với thế giới tư bản chủ nghĩa, buộc các nước này phải tìm cách dàn xếp để đối phó.
-Trong bối cảnh đó, để giải quyết những vấn đề do chiến tranh đặt ra, các hội nghị hoà bình được triệu tập. Hệ thống hoà ước Vecxai (Versailles) và sau đó là Hệ thống hiệp ước Oasinhtơn đã được kí kết nhằm tổ chức lại thế giới sau chiến tranh, phù hợp với tương quan lực lượng mới.
Châu Âu là chiến trường chính của cuộc chiến tranh, vì thế sau chiến tranh, dù thắng hay bại trận, các cường quốc ở đây đều bị suy yếu. Anh và Pháp tuy chiến thắng nhưng nền kinh tế bị kiệt quệ sau chiến tranh và trở thành con nợ của Mĩ. Italia, một đồng minh ốm yếu trong chiến tranh, bị xâu xé bởi cuộc đấu tranh gay gắt trong nước và khủng hoảng kinh tế. Ba đế quốc rộng lớn ở châu Âu là Nga, Đức, Áo - Hung lần lượt sụp đổ. Đế quốc Nga tan rã do những chính sách tiến bộ của những người Bônsevich sau cuộc Cách mạng XHCN tháng Mười năm 1917. Đế quốc Đức và Áo - Hung bại trận, bị tàn phá nặng nề và những cuộc cách mạng bùng nổ đã đẩy các nước này vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng. Trong khi đó, các cường quốc ở ngoài châu Âu như Mỹ và Nhật, không bị tàn phá bởi chiến tranh, đã vươn lên nhanh chóng, vượt qua nhiều nước tư bản ở châu Âu