• Lớp 10
  • Vật Lý
  • Mới nhất

Câu 1:[NB] Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống cho hợp nghĩa: “……………….. khi không chịu một lực nào tác dụng, hoặc các lực tác dụng vào nó cân bằng nhau.” A. Một vật sẽ đứng yên hay chuyển động thẳng đều B. Một vật sẽ đứng yên C. Một vật sẽ chuyển động thẳng đều D. Một vật sẽ chuyển động biến đổi đều Câu 2: Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng 0 thì vật đó A. sẽ giữ nguyên trạng thái đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều. B. luôn đứng yên. C. đang rơi tự do. D. có thể chuyển động chậm dần đều. Câu 3: Biểu hiện nào sau đây là biểu hiện của quán tính? A. Hòn bi A đang đứng yên sẽ chuyển động khi hòn bi B đến chạm vào nó. B. Bút máy tắt, ta vẩy cho ra mực. C. Một ô tô đang chuyển động sẽ dừng lại khi bị hãm phanh. D. Một em bé đang chạy. Câu 4: Khối lượng được định nghĩa là đại lượng A. đặc trưng cho sự biến thiên nhanh hay chậm của vận tốc. B. đặc trưng cho mức quán tính của vật. C. đặc trưng cho sự nặng hay nhẹ của vật. D. tùy thuộc vào lượng vật chất chứa trong vật. Câu 5: Quán tính của một vật phụ thuộc vào A. lực tác dụng lên vật. B. thể tích của vật. C. mật độ khối lượng vật. D. khối lượng vật. Câu 8: Cặp “Lực và phản lực” trong định luật III Niutơn: A. Tác dụng vào cùng một vật. B. Tác dụng vào hai vật khác nhau. C. Không cần phải bằng nhau về độ lớn. D. Bằng nhau về độ lớn nhưng không cùng giá. Câu 9: Định luật I Niutơn cho biết: A. nguyên nhân của trạng thái cân bằng của các vật B. mối liên hệ giữa lực tác dụng và khối lượng của vật C. nguyên nhân của chuyển động D. dưới tác dụng của lực, các vật chuyển động như thế. nào. Câu 10: Khi đang đi xe đạp trên đường nằm ngang, nếu ta ngừng đạp, xe vẫn tự di chuyển. Đó là nhờ A. trọng lượng của xe B. lực ma sát nhỏ. C. quán tính của xe. D. phản lực của mặt đường. Câu 11: Chọn ý sai. Lực và phản lực A. là hai lực cân bằng. B. luôn xuất hiện đồng thời. C. cùng phương. D. cùng bản chất.

1 đáp án
100 lượt xem
2 đáp án
49 lượt xem