yêu cầu của cách mạng việt nam trong những thập niên đầu của thế kỉ XX là vấn đề gì
2 câu trả lời
Đó là vấn đề tìm ra con đường cứu nước đúng đắn và giai cấp lãnh đạo tiên tiến.
=>Điều này đã được giải quyết khi Nguyễn Ái Quốc đọc đc bản "Sơ thảo luận cương lần thứ nhất về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa " của Lê-nin (7/1920)
1. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, lịch sử Việt Nam là lịch sử của các cuộc chiến tranh. Như một định mệnh và số phận của lịch sử, trong tiến trình phát triển lâu dài của mình, dân tộc Việt Nam đã phải thường xuyên đương đầu với các cuộc chiến tranh xâm lược, với các đế chế lớn. Trong tác phẩm “Tính thống nhất trong đa dạng của lịch sử Việt Nam”, Giáo sư sử học Phan Huy Lê từng tổng kết: Chưa kể những cuộc kháng chiến chống xâm lược thời Hùng Vương được phản ánh trong truyền thuyết, chỉ tính từ cuộc kháng chiến chống Tần vào thế kỷ III trước Công nguyên đến năm 1975, dân tộc Việt Nam đã phải tiến hành 15 cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Trong số đó, có 12 cuộc kháng chiến giành thắng lợi và 3 cuộc kháng chiến bị thất bại. Các cuộc kháng chiến không thành công đó đã dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với lịch sử, văn hóa và xã hội Việt Nam[1].
Từ tổng kết đó chúng ta thấy, cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà thất bại vào năm 179 TCN đưa đến thảm hoạ Bắc thuộc kéo dài 1.000 năm và phải đến năm 938 mới giành được độc lập sau chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo. Cuộc kháng chiến chống Minh năm 1406-1407 của nhà Hồ thất bại đưa đến hai thập niên Minh thuộc (1407-1427), cuộc kháng chiến chống Pháp của nhà Nguyễn (1802-1945) và phong trào Cần Vương (1885-1896) thất bại đã khiến cho dân tộc Việt Nam phải chịu ách nô lệ của thực dân Pháp trong suốt hơn 80 năm (1858-1945). Đó là những trang bi thương, đen tối trong lịch sử Việt Nam!
Điều đáng chú ý là, trong thời kỳ bị đô hộ, dù bị bóc lột, kìm nén, chịu nhiều tổn thất, hy sinh nhưng nhân dân Việt Nam không bao giờ chịu khuất phục. Họ đã không ngừng đứng lên đấu tranh bền bỉ, anh dũng để giành lại nền độc lập và tự do. Tính ra, nhân dân Việt Nam đã tiến hành hơn 200 cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc. Thời gian chống ngoại xâm lên đến 12 thế kỷ, chiếm hơn một nửa thời gian lịch sử. Hầu như không có thế kỷ nào Việt Nam không phải kháng chiến chống xâm lược. Có những thời gian như thế kỷ XIII, trong vòng 30 năm (1258-1288), quân và dân Đại Việt dưới sự lãnh đạo của nhà Trần đã phải ba lần kháng chiến chống lại tham vọng bành trướng, xâm lược của đế chế Mông - Nguyên, một đế chế hùng mạnh bậc nhất thế giới thời bấy giờ[2]. Vào thế kỷ XVIII, trong 5 năm (1784-1789) dân tộc Việt Nam cũng đã phải đồng thời kháng chiến chống Thanh ở phía Bắc và chống Xiêm ở phía Nam[3]. Nhìn chung, trong các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc đó, các đội quân xâm lược thường có sức mạnh lớn hơn gấp nhiều lần. Nhiều cuộc chiến tranh còn thể hiện rõ mục tiêu thôn tính và huỷ diệt mà biểu hiện cụ thể nhất là âm mưu đồng hoá và phá huỷ các di sản văn hoá. Có thể nói, trong lịch sử các dân tộc châu Á, hiếm có quốc gia nào lại phải gánh chịu những thách thức cam go liên quan đến sự tồn vong của dân tộc như Việt Nam. Để sinh tồn, phát triển và để đủ sức chống lại giặc ngoại xâm, dân tộc Việt Nam đã phải hợp lại thành một khối thống nhất, nêu cao chủ nghĩa yêu nước và ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ cùng bản sắc văn hoá của mình[4].
Hiển nhiên, lịch sử Việt Nam không thể chỉ là lịch sử của các cuộc chiến tranh mà còn là lịch sử của những sáng tạo văn hoá; của các mối quan hệ và hoạt động kinh tế; là lịch sử của các giai tầng xã hội với giới tinh hoa và cả những con người bình dị nhất đã góp phần làm nên lịch sử; của thể chế chính trị và luật pháp; của các khuynh hướng và trào lưu tư tưởng; của các dòng phái và đức tin tôn giáo; của các mối bang giao quốc tế, khu vực[5]... Nhưng, chiến tranh đã trở thành nguy cơ thường trực thậm chí có thể coi là một “đặc tính tiêu biểu” của lịch sử Việt Nam. Đặc tính đó đã tác động sâu sắc đến đời sống tâm lý, phương cách ứng xử văn hoá, chính sách phát triển của Việt Nam không chỉ trước và trong thời gian diễn ra các cuộc chiến tranh mà còn để lại những hệ quả lâu dài trong tư duy của một dân tộc thời hậu chiến.
2. Theo quan điểm của cá nhân tôi, trong những bước thăng trầm của lịch sử Việt Nam, thế kỷ XX là thế kỷ mà dân tộc Việt Nam phải đương đầu với những thách thức gay gắt và quyết liệt nhất. Gần nửa đầu của thế kỷ này, Việt Nam đã phải tập trung tất cả sức lực để chống lại ách đô hộ của thực dân Pháp[6]. Việt Nam đã giành được thắng lợi trong cuộc chiến tranh vệ quốc trong bối cảnh cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai đang đi vào hồi kết có nhiều điều kiện thuận lợi cho cách mạng Việt Nam. Tuy nhiên, ở châu Á, cuộc chiến tranh Thái Bình Dương đã tác động mạnh đến đời sống chính trị khu vực. Trên thực tế, cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 không chỉ là mốc kết thúc 8 thập kỷ đô hộ của thực dân Pháp mà còn là sự chấm dứt sự hiện diện của quân đội Nhật ở Việt Nam[7]. Nhưng, trong điều kiện quốc tế phức tạp thời bấy giờ, nấp dưới danh nghĩa của các lực lượng đồng minh, quân đội Pháp đã quay trở lại Đông Dương kéo theo là quân đội Anh và lực lượng của Tưởng Giới Thạch. Với tinh thần “Không có gì quý hơn độc lập tự do” được Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố trong bản Tuyên ngôn độc lập ngày 2-9-1945, cả dân tộc Việt Nam đã đứng dậy chống lại quân xâm lược[8]. Trong sự nghiệp cách mạng thiêng liêng, cao cả đó đã nổi lên vai trò của một lãnh tụ kiệt xuất: Chủ tịch Hồ Chí Minh. “Tên tuổi Chủ tịch Hồ Chí Minh gắn liền với những sự kiện quan trọng nhất của lịch sử đấu tranh anh dũng của nhân dân Việt Nam vì tự do và độc lập, cuộc đấu tranh này là một cống hiến vô giá vào phong trào giải phóng dân tộc và tiến trình cách mạng thế giới, vào việc củng cố các lực lượng hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội trên hành tinh chúng ta... Dưới ngọn cờ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam đã tiến hành thắng lợi cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945, giáng một đòn chí mạng vào hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc ở châu Á. Dưới ngọn cờ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam đã thiết lập nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam châu Á - Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và đã bảo vệ nhà nước đó trong cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp”[9].
Trong suốt thời kỳ 1946-1954, song song với cuộc đấu tranh vũ trang, chính phủ Hồ Chí Minh còn thực hiện các chính sách ngoại giao dũng cảm, khôn khéo, nhằm tranh thủ sự ủng hộ và công nhận của quốc tế. Cuối cùng, sau 9 năm chiến đấu liên tục, với chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, Việt Nam đã khôi phục được nền độc lập trên một nửa đất nước[10].
Căn cứ theo Hiệp định Geneva, vĩ tuyến 17 với sông Bến Hải được quy định là giới tuyến phân chia tạm thời giữa hai miền Nam - Bắc[11]. Và cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam chống lại cuộc xâm lược của Mỹ, và các nước chư hầu đã phải kéo dài 21 năm (1954-1975) mới có thể giành được thắng lợi cuối cùng. Tuy nhiên, sau đó các cuộc xung đột, chiến tranh biên giới đã diễn ra, gây nên nhiều tổn thất cho dân tộc Việt Nam. Đất nước trải qua những ngày tháng cực kỳ khó khăn trên cả phương diện chính trị kinh tế và ngoại giao, phát triển văn hóa và duy trì sự ổn định xã hội.
Như vậy có thể thấy, cũng như thế kỷ XIII, thế kỷ XX là thế kỷ mà dân tộc Việt Nam phải đương đầu với nhiều thách thức chính trị khắc nghiệt. Sự tồn vong của dân tộc bị đe doạ nghiêm trọng. Chưa có một thế kỷ nào mà trên lãnh thổ Việt Nam lại xuất hiện đồng thời nhiều đội quân xâm lược nước ngoài như thế. Và cũng chưa có một thế kỷ nào mà đất nước Việt Nam lại phải chịu nhiều hy sinh, tổn thất như vậy! Nhưng, Việt Nam đã đứng vững, đã từng bước phục hồi và phát triển sau các cuộc chiến tranh. Đó là cuộc hồi sinh vĩ đại của một dân tộc có sinh lực văn hóa mạnh mẽ. Trên một số phương diện, chiến tranh đã tôi rèn bản lĩnh, hun đúc tinh thần yêu nước, khát vọng hoà bình cho mỗi người dân và toàn thể dân tộc Việt Nam.
Chiến tranh là thách thức quyết liệt nhất, toàn diện nhất đối với sức sống của một dân tộc. Để chiến đấu và chiến thắng kẻ thù, dân tộc Việt Nam đã phải huy động tất cả nhân tài, vật lực, tập trung mọi nỗ lực cao nhất của đất nước, nhân dân. Người ta thường gọi đó là cuộc “Chiến tranh nhân dân”[12], cuộc chiến tranh thần thánh để bảo vệ những giá trị thiêng liêng nhất. Cuộc chiến tranh đó được tạo nên bởi sức mạnh tổng hợp trong đó chủ nghĩa yêu nước, ý thức bảo vệ nền độc lập dân tộc, bảo vệ truyền thống và cội nguồn văn hoá được đề cao hơn bao giờ hết[13]. Và chính những nhân tố đó đã tạo nên sự thống nhất, tinh thần đoàn kết và sức mạnh to lớn cho dân tộc Việt Nam.
3. Sau khi những thách thức khốc liệt của các cuộc chiến qua đi, đến những năm 80 của thế kỷ XX, tình hình trong nước và quốc tế có những thay đổi căn bản. Nhận thấy không thể tiếp tục duy trì các chính sách quản lý và tư duy, quan điểm đối ngoại “truyền thống” của một thời Chiến tranh lạnh, Việt Nam đã tiến hành công cuộc Đổi mới từ năm 1986 mà điểm đầu tiên là xoá bỏ cơ chế quan liêu bao cấp thực hiện chính sách kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Là một quốc gia nông nghiệp, Việt Nam cũng thực hiện nhiều chính sách đổi mới để mở đường cho các thành phần kinh tế, khoa học và công nghệ, giáo dục, văn hóa phát triển[14]. Kết quả là, chỉ sau một thời gian ngắn, từ chỗ thiếu lương thực, luôn phải đương đầu với nạn đói, Việt Nam đã có thể giải quyết căn bản vấn đề lương thực và trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới. Cùng với dầu thô và các nguồn nông phẩm khác, lúa gạo trở thành nguồn hàng xuất khẩu quan trọng, đem lại nguồn ngoại tệ cho sự phát triển kinh tế - xã hội, ổn định đời sống cho hơn 80% dân số sống ở nông thôn và góp phần xây dựng một số ngành công nghiệp, kinh doanh mới ở Việt Nam[15].
Nhưng điều quan trọng là, sau khi thực hiện chính sách đổi mới, nhận thức về tình hình và lực lượng thế giới của Việt Nam cũng có những thay đổi quan trọng. Trong khoảng 10 năm (1986-1995), Việt Nam đã có nhiều nỗ lực vượt bậc để giải quyết một cách căn bản những vấn đề tồn tại trong quan hệ quốc tế. Với phương châm “Muốn là bạn với tất cả các nước”[16] Việt Nam đã gửi đi một thông điệp hoà bình, bày tỏ thiện chí muốn xây dựng, củng cố và phát triển mối quan hệ hợp tác hữu nghị với các dân tộc và viết nên một trang mới trong quan hệ quốc tế. Chính sách đối ngoại hoà bình đó đã làm cho vị thế của Việt Nam được nâng cao trên trường quốc tế. Do thực hiện một chính sách đối ngoại ngày càng rộng mở, các quốc gia khu vực và thế giới cũng hiểu thêm, hiểu đúng hơn về Việt Nam. Bước sang thập kỷ 90, cùng với những nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế, Việt Nam đã giải quyết thành công vấn đề Campuchia, tiếp tục củng cố mối quan hệ hữu nghị đặc biệt với Lào, từng bước cải thiện quan hệ với các quốc gia ASEAN và điều quan trọng là đã đạt được nhiều bước tiến quan trọng trong việc bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc và cải thiện quan hệ với Mỹ[17]. Với Trung Quốc, sau nhiều nỗ lực, tháng 3-1991, Thủ tướng Trung Quốc Lý Bằng tuyên bố “quan hệ Việt - Trung đã tan băng”. Đến tháng 11-1991, lãnh đạo hai nước tuyên bố chính thức bình thường hoá quan hệ. Đối với các quốc gia khu vực Đông Bắc Á, Việt Nam tiếp tục củng cố mối quan hệ đặc biệt với Nhật Bản và năm 1992 chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao cấp nhà nước với Hàn Quốc[18].
Trong hành trình lịch sử từ sau khi thực hiện chính sách Đổi mới, có hai thời điểm có ý nghĩa quan trọng đó là năm 1995 và 2006. Năm 1995 có thể coi là năm diễn ra nhiều bước ngoặt quan trọng trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam. Một số nhà bình luận cho rằng, đó là năm thắng lợi lớn của Việt Nam trên phương diện đối ngoại. Vào năm đó, ngày 28-7-1995, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ bảy của tổ chức ASEAN. Cũng trong năm này, sau lệnh bãi bỏ chính sách cấm vận đối với Việt Nam đưa ra vào ngày 3-2-1994, ngày 11-7-1995, Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton đã tuyên bố chính thức bình thường hoá quan hệ với Việt Nam. Với các thắng lợi ngoại giao quan trọng đó, một thời kỳ Việt Nam bị cô lập và phong toả trong quan hệ quốc tế đã kết thúc. Trên thực tế, Việt Nam đã có thêm những cơ hội thuận lợi để hội nhập với những phát triển chung của khu vực và thế giới.
Hơn một thập kỷ sau, vào năm 2006, Việt Nam tiếp tục giành được 2 thắng lợi quan trọng nữa trên phương diện ngoại giao đó là việc trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và tổ chức thành công Hội nghị APEC tại Hà Nội. Trong năm này, quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đã được nâng lên tầm chiến lược. Quan hệ với Trung Quốc và Mỹ cũng có nhiều bước cải thiện quan trọng. Với Trung Quốc, hai nước đã giải quyết được hai trong ba vấn đề vướng mắc căn bản trong quan hệ song phương[19]. Một làn sóng đầu tư mới đang đổ vào Việt Nam. Việt Nam trở thành môi trường đầu tư hấp dẫn của các tập đoàn kinh tế, ngân hàng và tài chính lớn của quốc tế.Từ việc phác dựng lại bức tranh và diễn trình lịch sử trên đây có thể rút ra một số nhận xét và luận giải: