Ý kiến/ nhận định hay cho ba khổ cuối bài "Sóng" - Xuân Quỳnh ?
2 câu trả lời
Em tham khảo câu trả lời dưới đây nhé:
"Chị không quanh co giấu diếm một điều gì. Mỗi dòng thơ, mỗi trang thơ đều phơi bày một tình cảm, một suy nghĩ của chị" - Võ Văn Trực
Trả lời:
Nhắc đến tên tuổi của nhà thơ Xuân Quỳnh ta biết đến “chị nổi lên trên dàn đồng ca chung thời kì lửa cháy”, chị nổi lên như một nốt nhạc tươi xanh trong nền văn chương Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cùng với những nhà thơ như: Trần Mạnh Hảo, Trần Đăng Khoa, Lâm Thị Mỹ Dạ, Lê Thị Mây, Nguyễn Khoa Điềm… Xuân Quỳnh trưởng thành trong nền văn chương thời kì kháng chiến. Thời kì kháng chiến chống Mỹ là giai đoạn mà chị viết sung sức, viết đều tay và để lại rất nhiều bài thơ hay trên dòng chảy của nền văn học Việt Nam như bài “Tự hát” “Hoa cỏ may” “Hoa dọc chiến hào”… Nếu ta theo sát sự nghiệp sáng tác của Xuân Quỳnh ta sẽ nhận thấy điểm mạnh trong thơ ca của Xuân Quỳnh đó là nỗi niềm âu lo vấp vỏng của người con gái khi đứng trước hạnh phúc đời thường. “Sóng” là một bài thơ như thế, được viết khi tác giả đứng trước biển Diêm Điền. Viết về tâm tư của người con gái, mang khát vọng xô tới bờ anh. Trở lại với Xuân Diệu, Xuân Diệu được mệnh danh là “ông hoàng thơ tình” là một hoàng tử của tình yêu, là nhà thơ mới nhất trong những nhà thơ mới trưởng thành trước năm 1945. Là nhà thơ có ảnh hưởng lớn nhất đến nền thơ ca Việt Nam. Đặc biệt là thơ mới. Nhà thơ Xuân Diệu là nhà thơ bị ám ảnh bởi bước đi của thời gian, là một nhà thơ bị ảnh hưởng nhiều bởi thơ ca phương Tây. Một trong số tác phẩm tiêu biểu của Xuân Diệu phải kể đến đó là bài thơ “Vội vàng” được rút ra từ tập “Thơ thơ” , một bông hoa đầu mùa đầy hương sắc của Xuân Diệu. Mặc dù Xuân Quỳnh và Xuân Diệu có những sở trường và điểm yếu khác nhau, họ có phong cách riêng. Nhưng họ đồng điệu khi viết về khát vọng của tuổi trẻ và tình yêu.
Hôn mãi cát vàng em
Hôn thật khẽ thật êm
Hôn êm đềm mãi mãi
Đã hôn rồi hôn lại
Hôn đến mãi muôn đời
Đến tan cả đất trời
Anh mới thôi dào dạt”
Còn trong bài thơ Sóng, lần đầu tiên ta thấy, người chủ động trong tình yêu lại là con gái .
“Ở ngoài kia đại dương
Trăm nghìn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở”
Ở khổ thơ này, nếu sóng tượng trưng cho tình cảm của người con gái, còn bờ là tượng trưng cho tình cảm người con trai thì ở đây đại dương là tượng trưng cho xã hội rộng lớn mênh mông bao la, hàng triệu hàng tỷ người phụ nữ đang yêu và mong muốn được yêu. Khát vọng của tình yêu đó là niềm tin của nhà thơ vào tình yêu. Mặc dù khi nhắc về tình yêu, nhà thơ Xuân Quỳnh đã trải qua rất nhiều biến cố và thăng trầm trong tình cảm. nhưng chị vẫn có niềm tin vững chắc vào tình yêu, rồi ai hoặc ai đi chăng nữa, cũng sẽ tìm được một nửa tình yêu cho đời mình. Trong cuộc sống hay trong tình yêu cũng vậy, rõ ràng không phải lúc nào cũng trải đầy hoa hồng và đã là những người thực lòng yêu nhau thì họ sẽ cùng nhau vượt qua khó khăn và thử thách. Đó chính là vẻ đẹp của khổ thơ thứ 7.
“Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa”
Thơ là tiếng nói cảm xúc, là tiếng nói của con tim. Khổ thơ thứ 8 đều là những câu thơ, những trải nghiệm sống, những triết lí sống, những câu thơ rất đỗi bình thường, giản dị. Và nó đều là những câu thơ rất mộc mạc. Nói về điều gì? Về những sự thật, những hiển nhiên trong đời. Tình yêu xuất hiên trong mỗi chúng ta như những điều rất hiển nhiên, rất đỗi bình thường. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói trong bản Tuyên ngôn độc lập: “Mọi người sinh ra đều có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc và đây là những quyền không ai có thể xâm phạm được.”. Hoặc chúng ta có thể biết đến thơ ca của Xuân Diệu, ông đã từng nói rằng:
“Làm sao sống được mà không yêu,
Không nhớ không thương một kẻ nào?”
Ở đây ta thấy, tình yêu xuất hiện một cách rất đỗi tự nhiên, đỗi chân thành, giản dị, mộc mạc và bình thường. Đó là những mưu cầu rất đỗi bình thường của con người.
So Sánh 3 Khổ Cuối Bài Sóng Xuân Quỳnh Với Khổ Cuối Bài Vội Vàng Xuân Diệu
“Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ”
Đến với khổ 9, đó là khi sóng đến với bờ anh. Bài thơ “Sóng” là một cuộc hành trình của sóng đến với bờ anh. Và khi đến với bờ anh thì khát vọng của nó đó là được “tan ra” và hòa vào nhau để trở thành là một. Để tình yêu ấy trở nên trường tồn và bất tử với thời gian. Thời gian trôi qua, khiến chúng ta già đi nhưng nó không có nghĩa khiến tình yêu trở nên nhàm chán. Mà tình yêu của ta sẽ trường tồn, bất tử với thời gian dù cuộc đời con người là hữu hạn. Thế nhưng, tình yêu chúng ta dành cho nhau sẽ là vô hạn đó là niềm khát khao được cháy hết mình và sống hết mình cho tình yêu.
Trở lại với tác phẩm Vội vàng của nhà thơ Xuân Diệu, những câu thơ cuối khác hẳn với câu thơ đầu.
“Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng,
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng
Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
– Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!”
Ở những câu thơ đầu, nhân xưng của tác giả là tôi . “Tôi muốn tắt nắng” “Tôi muốn buộc gió” một cái tôi đầy bản lĩnh. Tắt nắng để những gam màu cuộc sống không phai nhạt . Buộc gió để giữ lại những hương thơm hương sắc của cuộc đời, giữ lại những gì đẹp nhất ,đó là ước muốn đoạt lấy quyền uy của vũ trụ. Đó chính là Xuân Diệu – ông vua của mảng thơ tình. Là nhà thơ mới nhất trong những nhà thơ mới. Thế mà, đến những câu thơ này ta lại bắt gặp đó là từ cái tôi của cá nhân. Trong bài thơ “Hy Mã Lạc Sơn” của Xuân Quỳnh:
“Ta là Một, là Riêng, là Thứ Nhất.
Không có chi bè bạn nối cùng ta”
Cái tôi ấy đã hòa vào với cái ta, để đưa ra khát vọng sống, lí tưởng sống. Đưa ra một tuyên ngôn nghệ thuật với tất cả những người trẻ cùng thời. “Ta muốn ôm” là hình ảnh của một chàng Xuân Diệu đang dang cánh tay rộng lớn của mình để ôm trọn lại những vẻ đẹp lớn nhất của cuộc đời. Đó là gì? Là tuổi trẻ, là mùa xuân, đó là người con gái đang trong độ tuổi xuân thì, là độ tuổi đẹp nhất. Bài thơ này không phải viết lúc Xuân Diệu đã già, mà nó được sáng tác khi ông còn rất trẻ . Mới ở độ tuổi 20, đang hừng hực sức sống. Vậy mà ông đã biết tiếc nuối tuổi thanh xuân của mình. Nhà thơ sử dụng hàng loạt những động từ mạnh, với tốc độ tăng tiến. Đó là từ “ôm” , đó là “riết” , đó là “say”, đó là “thâu”, và cuối cùng đó là từ “cắn”. Nhà thơ chỉ ra rằng đó là những vẻ đẹp của cuộc đời, là hương sắc cuộc đời, là những gì đẹp nhất của cuộc đời này. Nếu như Thế Lữ chỉ ra rằng: “Thiên đường là ở chốn bồng lai”. Thì Xuân Diệu lại: “đốt cảnh Bồng Lai và xua ai nấy về”. Xuân Diệu khẳng định rằng tuổi trẻ, mùa xuân, người con gái ở độ tuổi xuân thì, tất cả những gì đẹp nhất nó được nhìn nhận, chuyển hóa, chuyển đổi cảm giác để trở thành một trái chín căng mọng mà tất cả chúng ta đều muốn được cắn vào, được tận hưởng trọn vẹn, tất hưởng trọn vẹn, tất hưởng tuổi thanh xuân, sống trọn từng phút từng giây, sống hết mình với cuộc đời và sống sao cho thật có ý nghĩa.
Xuân Quỳnh và Xuân Diệu là hai nhà thơ đều có thế mạnh về thơ tình, đều có những khát khao cháy bỏng, những ước vọng cháy bỏng với cuộc đời. Với Xuân Quỳnh – khát vọng cháy hết mình với tình yêu. Còn Xuân Diệu – khát vọng cháy hết mình với cuộc đời, với tuổi trẻ, với mùa xuân. Sống sao cho ta được sống, và sống sao cho có ý nghĩa nhất. Dù là trưởng thành trước cách mạng, hay trưởng thành trong thơ ca thời kì lửa cháy. Dù là bà chúa của thơ yêu, hay ông vua của mảng thơ tình. Dù là Sóng hay Vội Vàng. Thì những câu thơ của họ sẽ sống mãi với thời gian khi nói về khát vọng, lí tưởng của thế hệ trẻ. Nói như Xuân Diệu:
“Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt
Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm”
Sống là phải sống cho ý nghĩa, sống sao cho ra sống. Và chúng ta nhận ra rằng, sống và tận hưởng cuộc sống , cháy hết mình, tận hưởng trọn vẹn từng phút từng giây. Hãy như Xuân Diệu ám ảnh bởi bước đi thời gian, để mong muốn rằng mỗi ngày trôi qua là một ngày hạnh phúc. Đó chính là quan điểm của Xuân Diệu, đó chính là vẻ đẹp trong thơ ca của Xuân Quỳnh. Đó chính là vẻ đẹp của hai nhà thơ nổi tiếng là những ông hoàng bà chúa của thơ yêu. Đó là lí do tại sao những bài thơ này, đến tận giờ phút này khiến cho những người trẻ như chúng ta còn thưởng thức.