Viết về sự hi sinh của người lính Tây Tiến trong bài thơ cùng tên lần đầu tiên Quang Dũng viết "Anh bạn dãi dầu không bước nữa" lần thứ 2 Quang Dũng lại Viết :" Dải dác biên cương... khúc độc hành.Cảm nhận về sự ra đi của người lính tây tién trong đoạn thơ trên

2 câu trả lời

  Viết về sự hi sinh của người lính Tây Tiến trong bài thơ cùng tên lần đầu tiên Quang Dũng viết "Anh bạn dãi dầu không bước nữa" lần thứ 2 Quang Dũng lại Viết :" Dải dác biên cương... khúc độc hành" đã thể hiện được vẻ đẹp của người lính Tây Tiến và sự ra đi của họ. Trên chặng đường hành quân gian khổ, nhiều người lính đã ngã xuống vì kiệt sức nhưng dường như họ vẫn chưa chịu rời bỏ cuộc hành quân cùng đồng đội. "Không bước nữa: chỉ là hình ảnh hóm hỉnh để chỉ những người chiến sĩ sau khi đã mệt. Sau thời gian nghỉ, họ sẽ lại tiếp tục lên đường hành quân vì tiếng goij của Tổ Quốc. Chính vì những ý chí quyết tâm nhưu vậy nên họ cũng hy sinh một cách anh dũng. Chiến tranh bôm đạn, chết là một lẽ thương tình. Nhưng họ ra đi đã cống hiến và để lại cho Tổ Quốc nhiều công lao. Các từ Hán Việt cổ kính, trang trọng “biên cương, mồ viễn xứ” tạo không khí trang trọng làm giảm đi hình ảnh của những nấm mồ chiến sĩ nơi rừng hoang biên giới lạnh lẽo. Vẻ đẹp bi tráng còn được thể hiện qua khí phách người lính:“Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”. “Áo bào thay chiếu anh về đất/ Sông Mã gầm lên khúc độc hành”. Từ ngữ ước lệ “Áo bào” gợi lên vẻ đẹp bi tráng của sự hi sinh, dù có hi sinh nhưng đó cũng là sự hy sinh rất sang trọng của người anh hùng chiến trận.  Bằng những câu thơ mang âm hưởng bi tráng, đoạn thơ khắc họa chân dung người lính và sự ra đi của họ làm nên vẻ đẹp hào khí của một thời.

Có cuộc chiến nào không có  sự hy sinh ? Nhưng điều đặc biệt đó là tinh thần của họ trong giây phút cuối cùng ấy :


'' Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời''


 '' Gục lên súng mũ'' là một hình ảnh đẹp về người chiến sĩ ,biểu tượng cho vẻ đẹp và sức mạnh của con người Việt Nam,chiến đấu cho Tổ quốc đến giây phút cuối cùng . Ta liên tưởng đến hình ảnh anh chiến sĩ giải phóng quân trong thơ Lê Anh Xuân 


Anh chết rồi nhưng lòng dũng cảm 
Vẫn đứng đàng hoàng nổ súng tiến công


hay một dáng đứng '' tạc vào thế kỉ '' khác trong thơ Chính Hữu :


Bạn ta đó
 Ngã trên dây thép ba tầng 
Một bàn tay chưa rời báng súng, 
Chân lưng chừng nửa bước xung phong. 
Ôi những con người mỗi khi nằm xuống
 Vẫn nằm trong tư thế tiến công!


Trở lại với những câu thơ của Quang Dũng , ta thấy người lính Tây Tiến không chỉ ra đi với một tư thế đầy hiên ngang mà tâm thế của các anh cũng rất rất đáng trân trọng '' bỏ quên đời ''. Tại sao những người lính trẻ ,những chàng trai Hà Nội hào hoa,lãng mạn đến vậy mà lại coi nhẹ cái chết như thế, lẽ nào các anh không tiếc tuổi trẻ và đời mình? Lí giải điều đó, ta có thể mượn lời  thơ Thanh Thảo : 


'' Chúng tôi đi không tiếc đời mình
Nhưng tuổi hai mươi làm sao không tiếc
Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ Quốc
Cỏ sắc mà ấm quá phải không em?''


Họ coi sự hy sinh rất nhẹ nhàng và thanh thản, bởi lẽ họ đã mang trong mình lí tưởng '' Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh''. Mất đi tuổi trẻ thật đáng tiếc nhưng sẽ thật là hổ thẹn nếu như không biết hy sinh cho Quê hương, Tổ Quốc : '' Cái quý nhất của con người  ta đó là sự sống . Đời người chỉ sống một lần.Phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và đớn hèn để khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng tất cả đời ta,tất cả sức ta đã dâng hiến cho sự nghiệp cao đẹp nhất ,sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người ,,,''

Câu hỏi trong lớp Xem thêm