viết văn có những việc nên làm và ko nên làm khi tham gia giao thông

2 câu trả lời

Hiện nay ai trong chúng ta cũng đều tham gia giao thông. Đặc biệt là học sinh khi tham gia giao thông. Nên chúng ta cần nắm được những việc nên làm và không nên làm khi điều khiển xe đạp sao cho tham gia giao thông an toàn nhất cho bản thân và cho người khác. Khi điều khiển xe đạp cần phải đi đúng vào phần đường dành cho xe đạp , không được lấn sang làn khác. Khi đi học về không tụ tập dàn hàng 2 hàng 3 trên đường, lạng lách đánh võng trên đường sẽ không chỉ gây nguy hiểm cho bản thân mà còn gây nguy hiểm cho người đi đường. Nhường người đi bộ, dừng khi đèn đỏ và đặc biệt cẩn thận ở những chỗ giao nhau. Cần phải đi chậm lại và cẩn thận quan sát đèn tín hiệu ở những chỗ rẽ, khúc cua. Không sử dung các thiết bị điện thoại di động, thiết bị âm thanh hay kể cả dung ô khi đi trời mưa cũng có thể gât nguy hiểm. Đặc biệt, không buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh. Không tự ý vượt đầu xe, hay tạt đầu xe xe máy, xe ô tô đang lưu thông trên đường. Lưu ý không được đi vào đường cao tốc, đường 1 chiều chỉ dành cho xe ô tô. Không đi trái đường, đi ngược chiều khi tham gia giao thông. Đi buổi tối phải chắc chắn xe có đèn và đèn phải sáng. Các em cần lưu ý những điều trên để tham gia giao thông một cách an toàn nhất .

Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống ngày càng đi lên bao nhiêu thì các phương tiện giao thông hiện đại càng phổ biến bấy nhiêu kéo theo đó là sự đông đúc trên đường phố cùng với tai nạn giao thông ngày càng tăng lên đáng kể. Vì vậy, vấn đề an toàn giao thông thực sự là một vấn đề quan trọng của nhân loại.

An toàn giao thông là cụm từ dùng để chỉ các hành vi văn hóa khi tham gia giao thông bao gồm việc chấp hành luật giao thông và phải có ý thức trách nhiệm khi tham gia giao thông. Không chỉ là một thuật ngữ pháp luật, an toàn giao thông còn là sự an toàn đối với người tham gia giao thông trên mọi phương tiện.

Hiện nay, mỗi ngày chúng ta có thể thống kê được rất nhiều những vụ tai nạn giao thông để lại nhiều hậu quả đáng buồn. Tại sao việc an toàn giao thông lại khó đến vậy? Nguyên nhân điều này là do đâu? Đó là do người dân không chỉ chủ quan mà còn thiếu ý thức trách nhiệm trong khi tham gia giao thông, chỉ chấp hành luật khi thấy có công an giao thông, nếu sơ hở là sẵn sàng vượt đèn đỏ, phóng nhanh, lạn lách, đánh võng, không đội mũ bảo hiểm,… Rất nhiều xe lưu thông trên đường mà không bao giờ dùng tới xi nhanh, đèn hiệu, còi,… Nhất là tình trạng người tham gia giao thông có nồng độ cồn vượt quá mức quy định ảnh hưởng đến sự tỉnh táo của tay lái và gây tai nạn. Những tai nạn gây ra hầu hết đều là do sự vô ý thức của chính người dân và đã thiệt hại rất nhiều về người và của.

Không ít những trường hợp mà mẹ mất con, con mất cha, gia đình đau xót, cá nhân mất mát sau những tai nạn như vậy, người còn sống cũng ít nhiều để lại những hậu di chứng về sau. Đó đều là mất mát do tai nạn giao thông gây nên.

Để lại nhiều hậu quả đau lòng như vậy, rõ ràng an toàn giao thông đóng một vai trò quan trọng cho cá nhân và cho xã hội. Việc chấp hành các nội dung trong điều luật về an toàn giao thông sẽ góp phần giảm thiểu số vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra một cách đáng kể. Tai nạn giảm thiểu, số người chết và bị thương do những tai nạn gây ra cũng giảm theo và bớt đi phần nào những nỗi đau đớn mất mát mà gia đình và cá nhân phải chịu đựng khi có một người vì tai nạn giao thông mà mất đi sinh mạng hoặc di tật cả đời.

  Nhưng ngày nay, không thiếu những hành vi coi thường luật giao thông để rồi gây ra những hậu quả đáng tiếc cho gia đình và xã hội. Những hành vi ấy nhất định cần có biện pháp xử lí đích đáng. “Phía trước tay lái là cuộc sống”. Hãy nhớ khẩu hiệu đó và luôn có ý thức trách nhiệm giữ an toàn giao thông cho người khác ở mọi lúc mọi nơi.

             Xin 5 sao và hay nhất